Quy định xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho viên chức ngành Tài chính là gì?

Việc xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng đối với viên chức ngành Tài chính là của cơ quan đơn vị nào và phải đáp ứng yêu cầu nào không?

Nội dung chính

    Quy định xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho viên chức ngành Tài chính là gì?

    Theo quy định tại Điều 11 Điều 12 Quyết định 678/QĐ-BTC năm 2019 về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Tài chính có quy định về việc xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng đối với viên chức ngành Tài chính, cụ thể như sau:

    * Chủ thể thực hiện:

    - Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính

    + Chủ trì biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức hành chính; tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng và tương đương trình Bộ Tài chính thẩm định, phê duyệt.

    + Chủ trì xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng: tiêu chuẩn ngạch công chức chuyên ngành; chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành; kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành theo vị trí việc làm trình Bộ Tài chính thẩm định, phê duyệt.

    + Chủ trì xây dựng, biên soạn và ban hành chương trình, tài liệu bồi dưỡng khác do cấp có thẩm quyền giao hoặc cho các đối tượng có nhu cầu.

    - Các Tổng cục

    + Chủ trì xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị trình Bộ Tài chính thẩm định, phê duyệt.

    + Chủ trì xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành theo vị trí việc làm cho công chức, viên chức thuộc Tổng cục trình Tổng cục trưởng phê duyệt.

    * Những yêu cầu về xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu:

    -  Chương trình, tài liệu được biên soạn phải phù hợp tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý và yêu cầu của thực tiễn trong từng giai đoạn.

    -  Nội dung chương trình, tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành; không trùng lặp. Chương trình, tài liệu phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao phù hợp với tình hình thực tế.

    -  Hàng năm, đơn vị chủ trì xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu có trách nhiệm rà soát cập nhật, bổ sung nội dung chương trình, tài liệu trong quá trình tổ chức bồi dưỡng.

    6