Quy định về việc tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội được quy định như thế nào?

Quy định về việc tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội được quy định như thế nào? Các cơ quan của Quốc hội cử đại diện để tiếp công dân trong các trường hợp nào?

Nội dung chính

    Quy định về việc tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội được quy định như thế nào?

    Tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội được quy định tại Điều 3 Nghị quyết 759/2014/UBTVQH13 quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành như sau:

    - Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hòa, phối hợp và tổ chức việc tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

    - Các cơ quan của Quốc hội tiếp công dân về các vấn đề thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Các cơ quan của Quốc hội cử đại diện để tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:

    + Theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

    + Khi xét thấy cần thiết theo đề nghị của Ban dân nguyện hoặc đề nghị trực tiếp của công dân.

    - Cơ quan của Quốc hội có trách nhiệm thông báo dự kiến lịch tiếp công dân theo quy định tại khoản 3 Điều này cho Ban dân nguyện để xây dựng lịch tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội và niêm yết công khai tại địa điểm tiếp công dân của Quốc hội, đồng thời thông báo cho công dân đã đề nghị được tiếp biết.

    - Các cơ quan của Quốc hội và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp trong việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với các cơ quan của Quốc hội.

    Trên đây là nội dung tư vấn về việc tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị quyết 759/2014/UBTVQH13.

    Trân trọng thông tin đến bạn!

    9