Quy định về việc thành lập Hội đồng hương được pháp luật xác định như thế nào?

Quy định về việc thành lập Hội đồng hương được pháp luật xác định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Quy định về việc thành lập Hội đồng hương được pháp luật xác định như thế nào?

    Bộ Nội vụ khẳng định, Nghị định 45/2010/NĐ-CP không quy định việc thành lập, tổ chức, hoạt động của hội đồng hương, họ tộc, dòng họ. Do đó, việc các Sở Nội vụ không xem xét, tiếp nhận việc đề nghị thành lập hội đồng hương, hội tộc, dòng họ theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP là phù hợp quy định của pháp luật hiện hành.

    Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời ông Lực như sau:

    Khoản 1 Điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định, Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

    Nghị định 45/2010/NĐ-CP không quy định việc thành lập, tổ chức, hoạt động của hội đồng hương, họ tộc, dòng họ. Do đó, việc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không xem xét, tiếp nhận việc đề nghị thành lập hội đồng hương, hội tộc, dòng họ theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP là phù hợp quy định của pháp luật hiện hành.

    Công dân Việt Nam cùng đồng hương, dòng họ, tộc họ có thể hoạt động theo mô hình ban liên lạc. Việc hoạt động của ban liên lạc thực hiện theo Sắc lệnh số 101/SL/L003 ngày 20/5/1957 quy định quyền tự do hội họp và Nghị định 257-TTg ngày 14/6/1957 của Thủ tướng Chính phủ quy định thi hành Sắc lệnh số 101/SL/L003.

    64