Quy định về những khu vực cấm hoạt động khoáng sản được khoanh định là ở đâu?
Nội dung chính
Khu vực cấm hoạt động khoáng sản được khoanh định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Khoáng sản 2010 quy định yêu cầu khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản được khoanh định khi:
Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
1. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản bao gồm:
a) Khu vực đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật di sản văn hóa;
b) Khu vực đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất;
c) Khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc nếu tiến hành hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
d) Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
đ) Đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều; hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tin liên lạc.
Như vậy, quy định trên bao gồm những khu vực bị cấm trong hoạt động khoáng sản theo quy định.
Quy định về những khu vực cấm hoạt động khoáng sản được khoanh định là ở đâu? (hình từ internet)
Đối tượng nào có thể khai thác khoáng sản?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010 định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
....
7. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật Khoáng sản 2010 về tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản như sau:
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã.
2. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.
Như vậy, đối tượng có thể khai thác khoáng sản bao gồm tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản, hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản.
Chính sách của Nhà nước trong khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Khoáng sản 2010 quy định thì nhà nước có những chính sách về khoáng sản bao gồm:
- Nhà nước có chiến lược, quy hoạch khoáng sản để phát triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ.
- Nhà nước bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
- Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo chiến lược, quy hoạch khoáng sản; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác với các tổ chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước để điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
- Nhà nước đầu tư thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Nhà nước khuyến khích dự án đầu tư khai thác khoáng sản gắn với chế biến, sử dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm khác có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội.
- Nhà nước có chính sách xuất khẩu khoáng sản trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên nguyên tắc ưu tiên bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước.
Như vậy, chính sách của Nhà nước trong khai thác khoáng sản được quy định như trên.