Quy định về đoàn kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định thế nào?

Quy định về đoàn kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định thế nào?

Nội dung chính

    Quy định về đoàn kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định thế nào?

    Căn cứ Điều 8 Nghị định 19/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 31/03/2020) thì đoàn kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định như sau:

    - Đoàn kiểm tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền. Đoàn kiểm tra được thành lập theo hình thức liên ngành, trừ các trường hợp sau đây:

    + Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình;

    + Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của mình.

    - Đoàn kiểm tra phải có từ 05 thành viên trở lên, bao gồm:

    + Trưởng đoàn;

    + 01 Phó trưởng đoàn;

    + Các thành viên.

    - Thành viên của đoàn kiểm tra phải không trong thời gian chấp hành kỷ luật hoặc bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật.

    - Thành viên của đoàn kiểm tra không được tham gia đoàn kiểm tra trong trường hợp có vợ, chồng, con, bố, mẹ, anh ruột, chị ruột hoặc em ruột của mình, của vợ hoặc chồng mình là đối tượng được kiểm tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của tổ chức là đối tượng được kiểm tra trực tiếp.

     

    34