Quy định về bảo hành nhà ở đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán

Chuyên viên pháp lý: Cao Thanh An
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Quy định về bảo hành nhà ở đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất xây dựng nhà ở theo quy định hiện hành là gì?

Nội dung chính

Quy định về bảo hành nhà ở đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán

Căn cứ Điều 129 Luật Nhà ở 2023 quy định về bảo hành nhà ở đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán như sau:

Tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở phải bảo hành nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng; tổ chức, cá nhân cung ứng trang thiết bị nhà ở phải bảo hành trang thiết bị theo thời hạn do nhà sản xuất quy định.

Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán có trách nhiệm bảo hành nhà ở theo quy định. Bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng trang thiết bị thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định của pháp luật.

Quy định về bảo hành nhà ở đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán như sau:

- Nhà ở để bán được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn như sau:

+ Đối với nhà chung cư thì tối thiểu là 60 tháng;

+ Đối với nhà ở riêng lẻ thì tối thiểu là 24 tháng.

- Nội dung bảo hành nhà ở để bán bao gồm sửa chữa, khắc phục các hư hỏng khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, cầu thang bộ, các phần ốp, lát, trát, hệ thống cung cấp chất đốt, hệ thống cấp điện sinh hoạt, cấp điện chiếu sáng, bể nước và hệ thống cấp nước sinh hoạt, bể phốt và hệ thống thoát nước thải, chất thải sinh hoạt, khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, nứt, sụt nhà ở và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở.

Đối với các trang thiết bị khác gắn với nhà ở thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở thực hiện bảo hành sửa chữa, thay thế theo thời hạn quy định của nhà sản xuất.

Quy định về bảo hành nhà ở đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán

Quy định về bảo hành nhà ở đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán ((Hình từ Internet)

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất xây dựng nhà ở theo quy định hiện hành là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 71/2024/NĐ-CP quy định về các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất xây dựng nhà ở như sau:

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất xây dựng nhà ở theo quy định hiện hành bao gồm:

- Vị trí, địa điểm của thửa đất, khu đất;

- Điều kiện về giao thông: độ rộng, kết cấu mặt đường, tiếp giáp với 01 hoặc nhiều mặt đường;

- Điều kiện về cấp thoát nước, cấp điện;

- Diện tích, kích thước, hình thể của thửa đất, khu đất;

- Các yếu tố liên quan đến quy hoạch xây dựng gồm: hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, chỉ giới xây dựng, giới hạn về chiều cao công trình xây dựng, giới hạn số tầng hầm được xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);

- Hiện trạng môi trường, an ninh;

- Thời hạn sử dụng đất;

- Các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất phù hợp với điều kiện thực tế, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.

Nội dung trong hợp đồng mua bán nhà ở có gì?

Căn cứ Điều 163 Luật Nhà ở 2023 quy định về nội dung trong hợp đồng mua bán nhà ở bao gồm:

(1) Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

(2) Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.

Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; thời hạn sử dụng nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt; giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trong trường hợp chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu; trách nhiệm đóng, mức đóng kinh phí bảo trì và thông tin tài khoản nộp kinh phí bảo trì;

(3) Giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

(4) Thời hạn và phương thức thanh toán tiền

(5) Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn sở hữu đối với trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn;

(6) Quyền và nghĩa vụ của các bên.

(7) Cam kết của các bên;

(8) Thỏa thuận khác;

(9) Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

(10) Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

(11) Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Chuyển nhượng nhà ở có phải đóng thuế giá trị gia tăng không?

Căn cứ khoản 7 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 quy định về cách tính thuế GTGT khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

Điều 5. Đối tượng không chịu thuế GTGT
[...]
7. Chuyển quyền sử dụng đất.
[...]

Như vậy, chuyển quyền sử dụng đất không phải đóng thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, khi thực hiện chuyển nhượng nhà ở thì cần phải đóng thuế giá trị gia tăng đối với tài sản trên đất tức là giá trị ngôi nhà đó. Quy định về mức thuế giá trị gia tăng khi chuyển nhượng nhà ở tại khoản 3 Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 áp dụng từ ngày 1/7/2025 như sau:

Điều 9. Thuế suất
[...]
3. Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, bao gồm cả dịch vụ được các nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam cung cấp cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam qua kênh thương mại điện tử và các nền tảng số.
[...]

Ngoài ra, quy định tại Điều 8 Nghị định 181/2025/NĐ-CP quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng khi chuyển nhượng nhà ở như sau:

Giá tính thuế giá trị gia tăng

=

Giá chuyển nhượng bất động sản chưa có thuế GTGT

-

Tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất nộp ngân sách nhà nước

Tóm lại, khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng nhà ở sẽ phải đóng thuế giá trị gia tăng là 10% giá trị căn nhà (không tính giá đất).

saved-content
unsaved-content
1