Quy định của pháp luật về yêu cầu kỹ thuật khi tiến hành bảo dưỡng hệ thống lạnh như thế nào?
Nội dung chính
Quy định của pháp luật về yêu cầu kỹ thuật khi tiến hành bảo dưỡng hệ thống lạnh như thế nào?
Yêu cầu kỹ thuật khi tiến hành bảo dưỡng hệ thống lạnh được quy định cụ thể tại Điểm e Tiểu mục 2.2.4.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh ban hành kèm theo Thông tư 50/2015/TT-BLĐTBXH, theo đó:
e) Bảo dưỡng:
- Phải chăm sóc cẩn thận tất cả các bộ phận của thiết bị để tránh các hư hỏng cho máy và nguy hiểm cho người. Các hư hỏng khi phát hiện phải được sửa chữa ngay.
- Tất cả các dụng cụ và thiết bị kiểm tra an toàn đã lắp đặt phải được bảo dưỡng và phải được kiểm tra lại mỗi khi tiến hành sửa chữa trên hệ thống.
g) Sửa chữa:
- Nếu trong quá trình sửa chữa và cải tiến, bắt buộc phải dùng các dụng cụ tạo ra hồ quang và ngọn lửa như thiết bị điện hồ quang, thiết bị hàn chảy, hàn đồng thì công việc này chỉ được thực hiện trong các phòng đã được thông gió đầy đủ. Khi đang tiến hành sửa chữa, thiết bị thông gió phải hoạt động liên tục và tất cả các cửa sổ, cửa ra vào phải được mở.
- Trong trường hợp sửa chữa các bộ phận của vòng tuần hoàn môi chất làm lạnh, ngoài người sửa chữa còn cần bố trí 01 người giám sát để quan sát và trợ giúp. Phải có các thiết bị bảo vệ cần thiết và sẵn sàng các dụng cụ để chữa cháy.
- Công việc hàn điện hồ quang và hàn chảy phải do các thợ hàn có đủ trình độ chuyên môn thực hiện.
Trên đây là tư vấn về yêu cầu kỹ thuật khi tiến hành bảo dưỡng hệ thống lạnh. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh ban hành kèm theo Thông tư 50/2015/TT-BLĐTBXH.