Quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa như thế nào?

Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được quy định như thế nào? Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định thì giải quyết như thế nào?

Nội dung chính

    Quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa như thế nào?

    Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được quy định tại Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa như sau:

    1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
    2. Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.
    Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
    3. Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
    4. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.

    Trên đây là quy định về Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

    18