Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quảng cáo hàng hóa mang tính chất kích dục bị xử phạt hành chính như thế nào?

Hành vi quảng cáo hàng hóa có tính chất kích dục bị xử phạt như thế nào? Quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi thì bị xử phạt thế nào? Quảng cáo thuốc kê đơn xử phạt thế nào?

Nội dung chính

    Hành vi quảng cáo hàng hóa mang tính chất kích dục bị xử phạt như thế nào? 

    Điểm a Khoản 2 Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định:

    Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa mang tính chất kích dục.

    Như vậy, hành vi quảng cáo hàng hóa có tính chất kích dục thì sẽ bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

    Lưu ý, mức phạt này áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt sẽ gấp đôi (Khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định này).

    Và buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo...

    Quảng cáo hàng hóa mang tính chất kích dục bị xử phạt hành chính như thế nào?

    Quảng cáo hàng hóa mang tính chất kích dục bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

    Quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi thì bị xử phạt thế nào?

    Điểm c Khoản 1 Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định:

    Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.

    Như vậy, hành vi quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

    Lưu ý, mức phạt này áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt sẽ gấp đôi (Khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định này).

    Và buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo...

    Quảng cáo thuốc kê đơn xử phạt thế nào?

    Điểm d Khoản 1 Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định:

    Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành.

    Như vậy, hành vi quảng cáo thuốc kê đơn sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

    Lưu ý, mức phạt này áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt sẽ gấp đôi (Khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định này).

    Đồng thời bị buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo...

    12