16:52 - 04/11/2024

Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng do cơ quan có thẩm quyền nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo Thông tư 10/2024/TT-BXD?

Các cơ quan có thẩm nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện trong việc thi hành Thông tư 10/2024/TT-BXD quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của Bộ Xây dưng trong việc tổ chức thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng?

    Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 10/2024/TT-BXD quy định như sau:

    Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
    1. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
    2. Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm; giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận và cấp Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm trong hoạt động của các tổ chức này.

    Như vậy, Bộ Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Thông tư 10/2024/TT-BXD, đồng thời cấp giấy chứng nhận và quyết định chỉ định cho các tổ chức đánh giá sự phù hợp về chất lượng vật liệu xây dựng.

    Ngoài ra, Bộ cũng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động của các tổ chức.

    Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng do cơ quan có thẩm quyền nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo Thông tư 10/2024/TT-BXD? (Ảnh từ Internet)Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng do cơ quan có thẩm quyền nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo Thông tư 10/2024/TT-BXD? (Ảnh từ Internet)

    Trách nhiệm tổ chức thực hiện của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?

    Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 10/2024/TT-BXD như sau:

    Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
    1. Phân công trách nhiệm và giao nhiệm vụ cho Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng tại địa phương.
    2. Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký và quản lý hồ sơ công bố hợp quy; hủy bỏ, đình chỉ kết quả tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dụng được sản xuất trong nước. Tô chức thực hiện việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước đối với hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu.
    3. Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, xác nhận hoặc từ chối bằng văn bản về hồ sơ miễn giảm kiểm tra chất lượng, hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân; thông báo bằng văn bản việc dừng áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
    4. Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra các hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng trên địa bàn. Phối hợp với các cơ quan kiểm tra địa phương tại các cửa khẩu để kiểm tra việc thực hiện công tác đăng ký kiểm tra nhà nước và đánh giá sự phù hợp về chất lượng đối với hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu.
    5. Tổng hợp tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, kết quả kiểm tra nhà nước đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng; tình hình miễn giảm kiểm tra hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu và gửi báo cáo về Bộ Xây dựng trước ngày 25 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Xây dựng. Nội dung báo cáo thực hiện theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
    6. Tổ chức kiểm tra và xử lý vi phạm việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng trên địa bàn.

    Như vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phân công và quản lý Cơ quan kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng tại địa phương.

    Họ chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý hồ sơ công bố hợp quy, xử lý hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, và giám sát các hoạt động chứng nhận hợp quy theo quy định trên.

    Đồng thời, Ủy ban phải tổng hợp, báo cáo tình hình chứng nhận và miễn giảm kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, cũng như tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm trên địa bàn để đảm bảo tuân thủ quy định về quản lý chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng.

    Trách nhiệm của tổ chức đánh giá, giám định tư pháp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 10/2024/TT-BXD như sau:

    Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp và tổ chức giám định tư pháp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
    1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Thông tư này; các quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các quy định pháp luật liên quan.
    2. Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo cơ quan kiểm tra tại địa phương (nơi tổ chức có hoạt động đánh giá sự phù hợp) và Bộ Xây dựng về hoạt động đánh giá sự phù hợp theo quy định tại Mẫu số 11 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
    3. Thông báo cho Bộ Xây dựng về mọi thay đổi có ảnh hưởng tới năng lực hoạt động đánh giá sự phù hợp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng đã đăng ký hoặc được chỉ định trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.

    Theo đó, các tổ chức đánh giá sự phù hợp và giám định tư pháp về chất lượng vật liệu xây dựng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo các quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm.

    Họ phải báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động của mình cho cơ quan kiểm tra tại địa phương và Bộ Xây dựng.

    Đồng thời, các tổ chức này cần thông báo kịp thời cho Bộ Xây dựng về bất kỳ thay đổi nào ảnh hưởng đến năng lực đánh giá chất lượng.

    Thông tư 10/2024/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 16 tháng 12 năm 2024.

    Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
    143
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ