Quân khu 3 gồm mấy tỉnh sau sáp nhập tỉnh, thành dự kiến?
Nội dung chính
Quân khu 3 gồm mấy tỉnh sau sáp nhập tỉnh, thành dự kiến?
Quân khu 3 gồm 9 tỉnh, thành phố là: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hoà Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, với 94 quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh (trong đó có 4 huyện đảo, 3 huyện, thành phố biên giới; có 1.821 xã, phường, thị trấn (trong đó có 30 xã đảo và 16 xã biên giới); diện tích tự nhiên của Quân khu 3 là 20.641 km2.
Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có quy định số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Chính phủ (Danh sách chi tiết kèm theo).
I- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập
[...]
7. Tỉnh Quảng Ninh.
[...]
Theo đó, tỉnh Quảng Ninh thuộc Quân khu 3 vẫn giữ nguyên không thực hiện sáp nhập tỉnh, thành.
II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
[...]
4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.
[...]
6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
7. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
[...]
Theo đó, Quân khu 3 có các tỉnh dự kiến sáp nhập bao gồm:
- Tỉnh Hoà Bình hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ lấy tên là tỉnh Phú Thọ và trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ.
- Tỉnh Hưng Yên hợp nhất tỉnh Thái Bình lấy tên là tỉnh Hưng Yên và trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên.
- Tỉnh Hải Dương hợp nhất thành phố Hải Phòng lấy tên là thành phố Hải Phòng và trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng.
- 3 tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định hợp nhất lấy tên là tỉnh Ninh Bình và trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình.
Như vậy, dự kiến sau sau sáp nhập tỉnh, thành thì Quân khu 3 có thể có 5 tỉnh, thành bao gồm tỉnh Phú Thọ, Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.
Quân khu 3 gồm mấy tỉnh sau sáp nhập tỉnh, thành dự kiến? (Hình từ Internet)
Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam có các chức vụ, chức danh nào?
Căn cứ Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 quy định như sau:
Điều 15. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan được quy định như sau:
a) Đại tướng, số lượng không quá 03, bao gồm:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
b) Thượng tướng, Đô đốc Hải quân, số lượng không quá 14, bao gồm:
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: số lượng không quá 06;
Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ số lượng không quá 03;
Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;
c) Các chức vụ, chức danh có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: số lượng không quá 398;
d) Các chức vụ, chức danh quy định tại các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 1 Điều 11 của Luật này và các chức vụ, chức danh tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là cấp Tá, cấp Úy.
[...]
Như vậy, Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam có số lượng không quá 03 có các chức vụ, chức danh sau:
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
- Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị