Phường Quang Trung quận Đống Đa Hà Nội sau sáp nhập có tên mới là gì?

Phường Quang Trung quận Đống Đa Hà Nội sau sáp nhập có tên mới là gì? Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí gì?

Nội dung chính

Phường Quang Trung quận Đống Đa Hà Nội sau sáp nhập có tên mới là gì?

Căn cứ khoản 8 và khoản 10 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 năm 2025 quy định như sau:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội
Trên cơ sở Đề án số 369/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội như sau:
[...]
8. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Bạch Mai, Bách Khoa, Quỳnh Mai, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Phương Mai, Trương Định và phần còn lại của phường Thanh Nhàn sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 6 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Bạch Mai.
9. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Thịnh Quang và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Quang Trung (quận Đống Đa), Láng Hạ, Nam Đồng, Ô Chợ Dừa, Trung Liệt thành phường mới có tên gọi là phường Đống Đa.
10. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Kim Liên, phường Khương Thượng, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Nam Đồng, Phương Liên - Trung Tự, Trung Liệt, phần còn lại của phường Phương Mai sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 8 Điều này và phần còn lại của phường Quang Trung (quận Đống Đa) sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 9 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Kim Liên.
[...]

Như vậy, phường Quang Trung (quận Đống Đa Hà Nội) sau sáp nhập được chia thành hai phần:

- Một phần diện tích và dân số sáp nhập vào phường Đống Đa mới.

- Phần còn lại sáp nhập vào phường Kim Liên mới.

Phường Quang Trung không còn tồn tại sau sáp nhập và được chia vào 2 phường mới là phường Đống Đa và phường Kim Liên.

Cụ thể, sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, thành phố Hà Nội có 5 phường bao gồm: Phường Đống Đa; Phường Kim Liên; Phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Phường Láng; Phường Ô Chợ Dừa.

Bảng danh sách 05 phường mới của quận Đống Đa, Hà Nội sau sáp nhập năm 2025

STT

Tên phường mới

Các phường cũ sáp nhập

1

Phường Đống Đa

Thịnh Quang; phần lớn: Trung Liệt, Quang Trung; một phần: Láng Hạ, Ô Chợ Dừa, Nam Đồng

2

Phường Kim Liên

Kim Liên, Khương Thượng; phần lớn: Phương Mai, Phương Liên - Trung Tự, Quang Trung; một phần: Nam Đồng, Trung Liệt

3

Phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khâm Thiên, Văn Chương, Thổ Quan; phần lớn: Văn Miếu - Quốc Tử Giám; một phần: Hàng Bột, Nam Đồng, Phương Liên - Trung Tự, Điện Biên (Ba Đình), Cửa Nam (Hoàn Kiếm), Nguyễn Du, Lê Đại Hành (Hai Bà Trưng)

4

Phường Láng

Láng Thượng; phần lớn: Láng Hạ; một phần: Ngọc Khánh (quận Ba Đình)

5

Phường Ô Chợ Dừa

Phần lớn: Ô Chợ Dừa, Hàng Bột, Cát Linh; một phần: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung Liệt, Thành Công, Điện Biên (Ba Đình)

Phường Quang Trung quận Đống Đa Hà Nội sau sáp nhập có tên mới là gì?

Phường Quang Trung quận Đống Đa Hà Nội sau sáp nhập có tên mới là gì? (Hình từ Internet)

Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:

Điều 3. Phân loại đơn vị hành chính
1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.

Nói cách khác, việc phân loại giúp đảm bảo các chính sách và tổ chức bộ máy chính quyền địa phương được thiết kế sát thực tế, phù hợp với đặc điểm dân cư, diện tích, điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực.

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Xuân An Giang
saved-content
unsaved-content
1