Phương pháp phục hồi và xử lý đối với những tài liệu kế toán còn có thể sử dụng được là gì theo pháp luật hiện hành?

Cho tôi hỏi: Theo pháp luật hiện hành thì phương pháp phục hồi, xử lý đối với các tài liệu kế toán còn có thể sử dụng được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Phương pháp phục hồi và xử lý đối với những tài liệu kế toán còn có thể sử dụng được là gì theo pháp luật hiện hành?

    Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 96/2010/TT-BTC thì phương pháp phục hồi, xử lý đối với các tài liệu kế toán còn có thể sử dụng được được quy định cụ thể như sau:

    - Đối với Chứng từ kế toán:

    Sau khi tiến hành phục hồi, xử lý đối với các tài liệu kế toán còn có thể đọc được, lập bảng kê và sao chụp lại, làm thủ tục xác nhận sao y bản chính vào bản sao chụp; Phân loại, đóng thành tập như các chứng từ kế toán khác. Chứng từ sao chụp phải có chữ ký xác nhận của người thực hiện sao chụp, Trưởng Ban phục hồi, xử lý và của các bên có liên quan. Trong trường hợp này chứng từ sao chụp được coi là chứng từ pháp lý của đơn vị có tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại.

    - Đối với Sổ kế toán:

    Sau khi phục hồi, xử lý, tiến hành sao chụp lại, tiến hành ký xác nhận như quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 96/2010/TT-BTC. Riêng sổ kế toán năm hiện tại (năm tài liệu kế toán bị huỷ hoại) sau khi sao chụp xong phải tiến hành khoá sổ để xác định số dư đến cuối ngày trước khi tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại để làm căn cứ chuyển số liệu sang sổ kế toán mới.

    - Đối với Báo cáo tài chính:

    Tiến hành sao chụp lại toàn bộ các báo cáo tài chính và thực hiện xác nhận như quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 96/2010/TT-BTC.

    Những tài liệu kế toán bị huỷ hoại nhưng vẫn có thể sử dụng được, sau khi phục hồi, xử lý được lập bảng kê theo từng loại, có xác nhận của Ban phục hồi, xử lý và tiếp tục lưu trữ cùng các tài liệu mới sao chụp lại.

    Dựa trên số liệu kết quả kiểm kê thực tế tài sản, vật tư, hàng hoá, tiền quỹ của đơn vị sau thiệt hại do nguyên nhân khách quan và xác nhận công nợ của các đơn vị có liên quan, đơn vị tiến hành đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán đã phục hồi, xử lý để xác định số chênh lệch giữa sổ kế toán với thực tế kiểm kê, báo cáo với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý, cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội.

    11