Phường Nguyễn Du sáp nhập với phường nào? Phường Nguyễn Du đổi tên thành gì sau sáp nhập theo Nghị quyết 1656?

Phường Nguyễn Du sáp nhập với phường nào? Phường Nguyễn Du đổi tên thành gì sau sáp nhập theo Nghị quyết 1656?

Nội dung chính

Phường Nguyễn Du sáp nhập với phường nào? Phường Nguyễn Du đổi tên thành gì sau sáp nhập theo Nghị quyết 1656?

Phường Nguyễn Du sáp nhập với phường nào? Phường Nguyễn Du đổi tên thành gì sau sáp nhập theo Nghị quyết 1656? được căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 sắp xếp các ĐVHC cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025 như sau:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội
Trên cơ sở Đề án số 369/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội như sau:
1. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Lý Thái Tổ và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Cửa Đông, Cửa Nam, Điện Biên, Đồng Xuân, Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền thành phường mới có tên gọi là phường Hoàn Kiếm.
2. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Hàng Bài, Phan Chu Trinh, Trần Hưng Đạo, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Cửa Nam, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ và phần còn lại của các phường Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 1 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Cửa Nam.
[...]
6. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Đồng Nhân, phường Phố Huế, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Bạch Đằng, Lê Đại Hành, Nguyễn Du, Thanh Nhàn và phần còn lại của phường Phạm Đình Hổ sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 2 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Hai Bà Trưng.
[...]
11. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Khâm Thiên, Thổ Quan, Văn Chương, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Điện Biên, Hàng Bột, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phần còn lại của phường Cửa Nam sau khi sắp xếp theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, phần còn lại của phường Lê Đại Hành sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều này, phần còn lại của phường Nam Đồng sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều này, phần còn lại của phường Nguyễn Du sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 2, khoản 6 Điều này và phần còn lại của phường Phương Liên - Trung Tự sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 10 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
[...]

Theo đó, phường Nguyễn Du sáp nhập với phường nào được quy định như trên.

Sau sáp nhập, một phần của phường Nguyễn Du đổi tên thành phường Cửa Nam, một phần đổi thành phường Hai Bà Trưng, phần còn lại của phường Nguyễn Du đổi tên thành phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

TRA CỨU TRỰC TUYẾN ĐỊA CHỈ MỚI SAU SÁP NHẬP TỈNH THÀNH

Phường Nguyễn Du sáp nhập với phường nào? Phường Nguyễn Du đổi tên thành gì sau sáp nhập theo Nghị quyết 1656?

Phường Nguyễn Du sáp nhập với phường nào? Phường Nguyễn Du đổi tên thành gì sau sáp nhập theo Nghị quyết 1656? (Hình từ Internet)

Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc gì?

Tại khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) quy định về việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

- Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả;

- Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước ở trung ương cho chính quyền địa phương; phân định rõ giữa thẩm quyền của Ủy ban nhân dân và thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp xã; bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương;

- Phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó;

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực gắn với trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền; có cơ chế theo dõi, đánh giá, kiểm tra và kịp thời điều chỉnh nội dung phân quyền, phân cấp khi cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân quyền, phân cấp thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

- Bảo đảm tính thống nhất trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật;

- Đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;

- Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh, những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.

Căn cứ tình hình thực tiễn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương giao cho chính quyền địa phương của một trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh có liên quan chủ trì giải quyết những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; chính quyền địa phương cấp tỉnh giao cho chính quyền địa phương của một trong các đơn vị hành chính cấp xã có liên quan chủ trì giải quyết những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên bảo đảm phát huy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.

Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
saved-content
unsaved-content
1