Phường Mỹ Đình 1 sau sáp nhập đổi tên thành gì theo Nghị quyết 1656?
Nội dung chính
Phường Mỹ Đình 1 sau sáp nhập đổi tên thành gì theo Nghị quyết 1656?
Căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 sắp xếp các ĐVHC cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025 có quy định về phường Mỹ Đình 1 sau sáp nhập đổi tên thành gì? như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội
Trên cơ sở Đề án số 369/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội như sau:
[...]
22. Sắp xếp một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Nhân Chính, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thượng Đình, Trung Hoà và Trung Văn thành phường mới có tên gọi là phường Thanh Xuân.
23. Sắp xếp một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Hạ Đình, Khương Đình, Khương Trung, một phần diện tích tự nhiên của phường Đại Kim và xã Tân Triều, phần còn lại của phường Thanh Xuân Trung và phường Thượng Đình sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 22 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Khương Đình.
24. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Khương Mai, phần còn lại của phường Thịnh Liệt sau khi sắp xếp theo quy định tại các khoản 16, 19, 21 Điều này, phần còn lại của phường Phương Liệt sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 18 Điều này, phần còn lại của phường Định Công sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 19 Điều này, phần còn lại của phường Khương Đình và phường Khương Trung sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 23 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Phương Liệt.
25. Sắp xếp một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2 và Yên Hòa thành phường mới có tên gọi là phường Cầu Giấy.
[...]
35. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Cầu Diễn, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Mễ Trì và phường Phú Đô, phần còn lại của phường Mai Dịch sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 26, khoản 31 Điều này, phần còn lại của phường Mỹ Đình 1 và phường Mỹ Đình 2 sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 25 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Từ Liêm.
[...]
Theo quy định trên thì việc sáp nhập phường Mỹ Đình 1 như sau:
(1) Sắp xếp một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2 và Yên Hòa thành phường mới có tên gọi là phường Cầu Giấy.
(2) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Cầu Diễn, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Mễ Trì và phường Phú Đô, phần còn lại của phường Mai Dịch sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 26, khoản 31 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15, phần còn lại của phường Mỹ Đình 1 và phường Mỹ Đình 2 sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 25 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Từ Liêm.
Như vậy, Phường Mỹ Đình 1 sau sáp nhập đổi tên thành 2 phường mới là phường Cầu Giấy và phường Từ Liêm.
Phường Mỹ Đình 1 sau sáp nhập đổi tên thành gì theo Nghị quyết 1656? (Hình từ Internet)
Đơn vị hành chính nước ta được tổ chức thành 02 cấp gồm cấp nào?
Theo quy định tại Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) như sau:
Điều 1. Đơn vị hành chính
1. Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành 02 cấp, gồm có:
a) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
b) Xã, phường, đặc khu trực thuộc cấp tỉnh (sau đây gọi chung là cấp xã).
Xã là đơn vị hành chính ở nông thôn; phường là đơn vị hành chính ở đô thị; đặc khu là đơn vị hành chính ở một số hải đảo có vị trí quan trọng được thành lập phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, đặc điểm dân cư và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là địa bàn có vị trí chiến lược, được tổ chức theo mô hình đặc thù, được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội, thực hiện các chính sách mới về quản trị địa phương, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và cả nước. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.
Theo đó, đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành 02 cấp, gồm có:
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
- Xã, phường, đặc khu trực thuộc cấp tỉnh (sau đây gọi chung là cấp xã).
Xã là đơn vị hành chính ở nông thôn; phường là đơn vị hành chính ở đô thị; đặc khu là đơn vị hành chính ở một số hải đảo có vị trí quan trọng được thành lập phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, đặc điểm dân cư và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.