Phường Đa Kao sáp nhập với những phường nào TP HCM?

Phường Đa Kao sáp nhập với những phường nào TP HCM? Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã làm thay đổi địa giới đơn vị hành chính cấp huyện xử lý ra sao?

Nội dung chính

Phường Đa Kao sáp nhập với những phường nào TP HCM?

Căn cứ khoản 13 và khoản 15 Điều 1 Nghị quyết 25/NQ-HĐND năm 2025 của Thành phố Hồ Chí Minh quy định như sau:

Điều 1. Tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:
[...]
13. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Tân Định và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Đa Kao, Quận 1 thành một đơn vị hành chính, đặt tên là phường Tân Định.
[...]
15. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Bến Nghé; một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Đa Kao và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 thành một đơn vị hành chính, đặt tên là phường Sài Gòn.
[...]

Theo đó, phường Đa Kao (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) được sáp nhập như sau:

+ Một phần diện tích và dân số của phường Đa Kao sáp nhập với phường Tân Định để thành lập phường Tân Định mới.

+ Phần còn lại của phường Đa Kao sáp nhập với phường Bến Nghé và một phần phường Nguyễn Thái Bình để thành lập phường Sài Gòn .

Như vậy, phường Đa Kao cũ được chia làm hai phần và sáp nhập vào phường Tân Định mới, phường Sài Gòn.

Phường Đa Kao sáp nhập với những phường nào TP HCM?

Phường Đa Kao sáp nhập với những phường nào TP HCM? (Hình từ Internet)

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã làm thay đổi địa giới đơn vị hành chính cấp huyện xử lý ra sao?

Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định như sau:

Điều 2. Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính
[...]
4. Việc xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã phải tính đến các yếu tố về điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bố và tổ chức các không gian kinh tế nhằm bảo đảm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đơn vị hành chính sau sắp xếp; cân nhắc kỹ các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân; bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu, khu vực đảo, quần đảo và vùng biên giới; giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc của mỗi địa phương; bảo đảm khối đoàn kết gắn bó của cộng đồng dân cư.
5. Trường hợp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mà làm thay đổi địa giới đơn vị hành chính cấp huyện thì không phải thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới của đơn vị hành chính cấp huyện mà đơn vị hành chính cấp xã đó trực thuộc.
6. Gắn việc sắp xếp đơn vị hành chính với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm chính quyền địa phương cấp xã gần dân, sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất.
7. Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính theo quy định của Nghị quyết này thì không áp dụng tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, số đơn vị hành chính trực thuộc, loại đô thị, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.
8. Chú trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, thống nhất cao về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính.

Như vậy, trường hợp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mà làm thay đổi địa giới đơn vị hành chính cấp huyện thì không phải thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới của đơn vị hành chính cấp huyện mà đơn vị hành chính cấp xã đó trực thuộc.

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Xuân An Giang
saved-content
unsaved-content
1