Phương án và kế hoạch bay tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng theo luật hiện hành ra sao?
Nội dung chính
Phương án và kế hoạch bay tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng theo luật hiện hành ra sao?
Lập phương án và kế hoạch bay tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng được quy định tại Điều 10 Quyết định 33/2012/QĐ-TTg về Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành, cụ thể như sau:
- Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng không đề xuất và báo cáo Cục Hàng không Phương án tìm kiếm tàu bay dân dụng lâm nguy, lâm nạn bao gồm các nội dung sau:
+ Thông tin sơ bộ về tàu bay lâm nguy, lâm nạn;
+ Khu vực tìm kiếm và dự kiến thời gian tiến hành;
+ Các lực lượng, phương tiện dự kiến tham gia tìm kiếm, cứu nạn;
+ Thông tin liên lạc sử dụng cho tìm kiếm, cứu nạn;
+ Phân công hoạt động và phối hợp giữa các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn;
+ Các nội dung, yêu cầu khác.
- Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng không chủ trì xác định khu vực tìm kiếm; phối hợp với tổ chức, cá nhân có tàu bay tham gia tìm kiếm; cứu nạn để lập và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam Kế hoạch bay tìm kiếm, cứu nạn bao gồm các nội dung sau:
+ Số lượng, loại tàu bay dự kiến tìm kiếm, cứu nạn;
+ Thành phần tổ bay và tổ tìm kiếm;
+ Vị trí và thời gian dự kiến cất cánh;
+ Đường bay, độ cao bay;
+ Khu vực bay tìm kiếm/bài bay tìm kiếm;
+ Vị trí và thời gian dự kiến hạ cánh, sân bay dự bị;
+ Nhiên liệu dự trữ trên tàu bay;
+ Đảm bảo thông tin liên lạc và chỉ huy, điều hành bay;
+ Các nội dung khác.
- Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn thông qua Phương án tìm kiếm, cứu nạn và Kế hoạch bay tìm kiếm, cứu nạn nêu trên.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc lập phương án và kế hoạch bay tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 33/2012/QĐ-TTg.