Phường An Phú TP Thủ Đức đổi thành phường gì sau sáp nhập năm 2025?

Phường An Phú TP Thủ Đức đổi thành phường gì? Chủ tịch UBND phường có nhiệm vụ chỉ đạo và chịu trách nhiệm quản lý, duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đô thị không?

Nội dung chính

    Phường An Phú TP Thủ Đức đổi thành phường gì sau sáp nhập năm 2025?

    Căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 sắp xếp các ĐVHC cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025 có quy định về phường An Phú TP Thủ Đức đổi thành phường gì sau sáp nhập năm 2025? như sau:

    Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh
    Trên cơ sở Đề án số 356/ĐA-CP ngày 09 tháng 05 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
    [...]
    72. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Long Bình và phần còn lại của phường Long Thạnh Mỹ sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 71 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Long Bình.
    73. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Trường Thạnh và phường Long Phước thành phường mới có tên gọi là phường Long Phước.
    74. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Phú Hữu và phường Long Trường thành phường mới có tên gọi là phường Long Trường.
    75. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Thạnh Mỹ Lợi và phường Cát Lái thành phường mới có tên gọi là phường Cát Lái.
    76. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Bình Trưng Đông, phường Bình Trưng Tây và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường An Phú (thành phố Thủ Đức) thành phường mới có tên gọi là phường Bình Trưng.
    77. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Phước Bình, Phước Long A và Phước Long B thành phường mới có tên gọi là phường Phước Long.
    78. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Thủ Thiêm, An Lợi Đông, Thảo Điền, An Khánh và phần còn lại của phường An Phú (thành phố Thủ Đức) sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 76 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường An Khánh.
    [...]

    Theo đó, phường An Phú TP Thủ Đức đổi thành phường gì sau sáp nhập năm 2025 được quy định như sau:

    - Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Bình Trưng Đông, phường Bình Trưng Tây và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường An Phú (thành phố Thủ Đức) thành phường mới có tên gọi là phường Bình Trưng.

    - Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Thủ Thiêm, An Lợi Đông, Thảo Điền, An Khánh và phần còn lại của phường An Phú (thành phố Thủ Đức) sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 76 Điều 1 Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 thành phường mới có tên gọi là phường An Khánh.

    Như vậy, một phần phường An Phú TP Thủ Đức đổi thành phường Bình Trưng, phần còn lại của phường An Phú TP Thủ Đức đổi thành phường An Khánh.

    Phường An Phú TP Thủ Đức đổi thành phường gì sau sáp nhập năm 2025?

    Phường An Phú TP Thủ Đức đổi thành phường gì sau sáp nhập năm 2025? (Hình từ Internet)

    Chủ tịch UBND phường có nhiệm vụ chỉ đạo và chịu trách nhiệm quản lý, duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đô thị không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) như sau:

    Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường
    Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 15, 16 và 17 Điều 23 của Luật này và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
    1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, hạ tầng đô thị bảo đảm sự phát triển đồng bộ, liên thông, thống nhất, hài hòa giữa các khu vực đô thị trên địa bàn; việc sử dụng quỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị theo phân cấp và theo quy định của pháp luật;
    2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đô thị, quản lý rác thải, nước thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo vệ không gian xanh và hệ sinh thái đô thị theo quy định của pháp luật;
    3. Chỉ đạo và chịu trách nhiệm quản lý, duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đô thị; kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc xây dựng nhà ở, công trình xây dựng tại đô thị theo quy định của pháp luật;
    4. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông, phòng chống cháy, nổ, bảo đảm môi trường sống an toàn cho cư dân đô thị theo quy định của pháp luật;
    5. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quản lý dân cư đô thị, phòng chống các tệ nạn xã hội ở đô thị theo quy định của pháp luật;
    6. Thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị;
    7. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động tự quản của tổ dân phố trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quản lý dân cư đô thị, phòng chống các tệ nạn xã hội ở đô thị theo quy định của pháp luật.

    Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
    saved-content
    unsaved-content
    1