Phường 14 Gò Vấp thành phường nào sau sắp xếp đơn vị hành chính?

Phường 14 Gò Vấp thành phường nào sau sắp xếp đơn vị hành chính? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như thế nào?

Nội dung chính

    Phường 14 Gò Vấp thành phường nào sau sắp xếp đơn vị hành chính?

    Phường 14 Gò Vấp thành phường nào sau sắp xếp đơn vị hành chính? được căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025 như sau

    Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh
    Trên cơ sở Đề án số 356/ĐA-CP ngày 09 tháng 05 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

    [...]

    42. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 1, Phường 2, Phường 7 và Phường 17 (quận Bình Thạnh) thành phường mới có tên gọi là phường Gia Định.

    43. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 12 và Phường 14 (quận Bình Thạnh), Phường 26 thành phường mới có tên gọi là phường Bình Thạnh.

    44. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 5, Phường 11 và Phường 13 (quận Bình Thạnh) thành phường mới có tên gọi là phường Bình Lợi Trung.
    45. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 19, Phường 22 và Phường 25 thành phường mới có tên gọi là phường Thạnh Mỹ Tây.
    46. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 27 và Phường 28 thành phường mới có tên gọi là phường Bình Quới.
    47. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 1 và Phường 3 (quận Gò Vấp) thành phường mới có tên gọi là phường Hạnh Thông.
    48. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 5 và Phường 6 (quận Gò Vấp) thành phường mới có tên gọi là phường An Nhơn.
    49. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 10 và Phường 17 (quận Gò Vấp) thành phường mới có tên gọi là phường Gò Vấp.
    50. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 15 và Phường 16 (quận Gò Vấp) thành phường mới có tên gọi là phường An Hội Đông.
    51. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 8 và Phường 11 (quận Gò Vấp) thành phường mới có tên gọi là phường Thông Tây Hội.
    52. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 12 và Phường 14 (quận Gò Vấp) thành phường mới có tên gọi là phường An Hội Tây.
    [...]

    Theo đó, có quy định về việc sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 12 và Phường 14 Gò Vấp thành phường mới có tên gọi là phường An Hội Tây.

    Như vậy, Phường 14 Gò Vấp thành phường An Hội Tây sau sắp xếp đơn vị hành chính.

    Phường 14 Gò Vấp thành phường nào sau sắp xếp đơn vị hành chính?

    Phường 14 Gò Vấp thành phường nào sau sắp xếp đơn vị hành chính? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) có quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như sau:

    - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

    Hội đồng nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.

    Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số; đồng thời đề cao thẩm quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

    - Tổ chức chính quyền địa phương tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, thực hiện hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.

    - Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; xây dựng chính quyền địa phương gần Nhân dân, phục vụ Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân; thực hiện đầy đủ cơ chế phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.

    - Bảo đảm nền hành chính minh bạch, thống nhất, thông suốt, liên tục.

    - Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do chính quyền địa phương quyết định và tổ chức thực hiện; phát huy vai trò tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

    - Phân định rõ thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương; giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh và chính quyền địa phương cấp xã.

    Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
    saved-content
    unsaved-content
    1