Phishing là gì? Thế nào là lừa đảo Quishing? Lừa đảo để bán đất thì hợp đồng đó có giá trị không?
Nội dung chính
Phishing là gì? Thế nào là lừa đảo Quishing?
Phishing là gì?
- Phishing (tấn công giả mạo) là một hình thức tấn công mạng mà kẻ tấn công giả mạo các cá nhân, đơn vị có mức độ uy tín cao để lừa đảo người dùng có thể gây ra nhiều thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức, hay doanh nghiệp.
- Nguồn gốc của từ Phishing là sự kết hợp của 2 từ: fishing for information (câu thông tin) và phreaking (trò lừa đảo sử dụng điện thoại của người khác không trả phí).
- Thông thường, tin tặc sẽ giả mạo thành ngân hàng, trang web giao dịch trực tuyến, ví điện tử, các công ty thẻ tín dụng để lừa người dùng chia sẻ các thông tin nhạy cảm như: tài khoản & mật khẩu đăng nhập, mật khẩu giao dịch, thẻ tín dụng và các thông tin quý giá khác.
- Phương thức tấn công Phishing thường được tin tặc thực hiện thông qua email và tin nhắn. Người dùng khi mở email và click vào đường link giả mạo sẽ được yêu cầu đăng nhập. Nếu truy cập vào, tin tặc sẽ có được thông tin ngay lập tức.
Thế nào là lừa đảo Quishing?
- Quishing (kết hợp của "QR code" và "phishing") là hình thức lừa đảo sử dụng mã QR độc hại để dẫn dụ nạn nhân đến các trang web giả mạo, cài đặt phần mềm độc hại hoặc thực hiện các giao dịch không mong muốn. Thay vì các đường link đáng ngờ trong email hay tin nhắn, kẻ gian khéo léo lợi dụng hình ảnh mã QR, một công cụ mà nhiều người tin tưởng và sử dụng hàng ngày.
- Các chiêu thức Quishing phổ biến:
(1) Mã QR giả mạo nơi công cộng: Dán đè hoặc thay thế mã QR thanh toán, thông tin tại nhà hàng, bến xe... bằng mã QR của các đối tượng để chiếm đoạt tiền khi người dùng thanh toán.
(2) Mã QR trong thư điện tử và tin nhắn lừa đảo: Giả mạo các tổ chức uy tín gửi thông báo kèm mã QR dẫn đến trang web đánh cắp thông tin đăng nhập hoặc yêu cầu chuyển tiền.
(3) Mã QR trên sản phẩm và tài liệu giả: In mã QR của các đối tượng trên hàng giả, vé số ảo, tài liệu lừa đảo để dẫn dụ người dùng truy cập các trang web nguy hiểm hoặc cung cấp thông tin cá nhân.
(4) Tấn công trung gian qua mã QR: Can thiệp vào quá trình quét, chuyển hướng người dùng qua một trang web thu thập dữ liệu trước khi đến trang thật.
Phishing là gì? Thế nào là lừa đảo Quishing? Lừa đảo để bán đất thì hợp đồng đó có giá trị không? (Hình từ Internet)
Lừa đảo để bán đất thì hợp đồng đó có giá trị không?
Căn cứ theo Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.
Do đó, khi lừa đảo để bán đất tức giao dịch dân sự có sự lừa dối. Do đó bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đất mua bán đất đó vô hiệu.
Như vậy, lừa đảo để bán đất thì hợp đồng đó không có giá trị thêo quy định.