Phía tây nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào?
Nội dung chính
Phía tây nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào?
Theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 112/2014/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP quy định về nước láng giếng như sau:
Giải thích thuật ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Nước láng giềng là nước có chung đường biên giới trên đất liền với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm các nước: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Cămpuchia.
...
Theo đó, nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương.
Trong đó:
- Đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc dài: 1449,566 km;
- Đường biên giới trên đất liền Việt Nam –Campuchia dài: 1137 km
- Đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Lào dài: 2067 km.
Theo đó, có thể thấy đường biên giới chung ngắn nhất là Việt Nam - Campuchia với chiều dài khoảng 1137 km, đường biên giới chung dài nhất là Việt Nam – Lào dài khoảng 2067 km.
Như vậy, Phía tây nước ta tiếp giáp với Lào và Campuchia.
+ Phần đất liền nước ta giáp với 3 nước phía Bắc giáp với Trung Quốc, Phía Tây giáp với Lào và Camphuchia.
+ Diện tích phần đất liền nước ta có diện tích khoảng 330.000 km2
Phía tây nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào? (hình từ internet)
Khu vực biên giới bao gồm các khu vực nào?
Căn cứ theo quy định Điều 6 Luật Biên giới quốc gia 2003, khu vực biên giới bao gồm các khu vực như sau:
- Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.
- Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo.
- Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào.
Người đi vào khu vực biên giới phải đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 43/2015/TT-BQP quy định đi vào khu vực biên giới:
Đi vào khu vực biên giới
1. Đối với công dân Việt Nam
a) Công dân Việt Nam (không phải là cư dân biên giới) vào khu vực biên giới phải:
- Có giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật;
- Xuất trình giấy tờ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Trường hợp nghỉ qua đêm phải đăng ký lưu trú tại Công an xã, phường, thị trấn;
- Hết thời hạn lưu trú phải rời khỏi khu vực biên giới;
- Trường hợp có nhu cầu lưu lại quá thời hạn đã đăng ký phải đến nơi đã đăng ký xin gia hạn.
b) Công dân Việt Nam (không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP) vào vành đai biên giới phải có giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này cho Đồn Biên phòng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã sở tại. Trường hợp ở qua đêm trong vành đai biên giới phải đăng ký lưu trú tại Công an cấp xã theo quy định của pháp luật; Công an cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này cho Đồn Biên phòng sở tại biết để phối hợp theo dõi, quản lý.
...
Theo đó, người đi vào khu vực biên giới phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Đối với công dân Việt Nam
- Người không phải là cư dân biên giới:
+ Có giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật;
+ Xuất trình giấy tờ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
+ Trường hợp nghỉ qua đêm phải đăng ký lưu trú tại Công an xã, phường, thị trấn;
+ Hết thời hạn lưu trú phải rời khỏi khu vực biên giới;
+ Trường hợp có nhu cầu lưu lại quá thời hạn đã đăng ký phải đến nơi đã đăng ký xin gia hạn.
- Người, phương tiện vào hoạt động trong khu vực biên giới:
+ Có giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật;
+ Giấy tờ liên quan đến phương tiện;
+ Giấy phép hoạt động theo lĩnh vực chuyên ngành do cơ quan có thẩm quyền cấp
+ Chịu sự kiểm tra, giám sát của Đồn Biên phòng, Công an cấp xã sở tại và lực lượng quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
- Người không được cư trú ở khu vực biên giới có lý do đặc biệt vào khu vực biên giới:
+ Có giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật;
+ Có giấy phép của Công an cấp xã nơi người đó cư trú;
+ Trình trình báo Đồn Biên phòng hoặc Công an cấp xã sở tại biết thời gian lưu trú ở khu vực biên giới;
+ Trường hợp ở qua đêm hoặc vào vành đai biên giới phải được sự đồng ý của Đồn Biên phòng sở tại.
(2) Đối với người nước ngoài
- Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam vào khu vực biên giới:
+ Giấy phép do Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài thường trú, tạm trú hoặc giấy phép của Giám đốc Công an tỉnh biên giới nơi đến;
+ Trường hợp ở lại qua đêm trong khu vực biên giới, người quản lý trực tiếp, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú phải khai báo tạm trú cho người nước ngoài với Công an cấp xã sở tại;
+ Trường hợp vào vành đai biên giới phải được sự đồng ý và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Đồn Biên phòng sở tại.
- Cư dân biên giới nước láng giềng vào khu vực biên giới:
+ Có đầy đủ giấy tờ theo quy định của quy chế quản lý biên giới giữa hai nước;
+ Tuân thủ đúng thời gian, phạm vi, lý do, mục đích hoạt động;
+ Trường hợp ở lại qua đêm phải đăng ký lưu trú theo quy định của pháp luật Việt Nam, hết thời hạn cho phép phải rời khỏi khu vực biên giới.
+ Trường hợp lưu trú quá thời hạn cho phép phải được sự đồng ý của Đồn Biên phòng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã sở tại.