Thứ 5, Ngày 31/10/2024

Phát triển kinh tế, nâng cao khả năng thích ứng, chống chịu trong kế hoạch ứng phó thảm họa?

Công tác phát triển KT-XH, nâng cao khả năng thích ứng, chống chịu của hạ tầng cơ sở trong KH quốc gia ứng phó động đất, sóng thần?

Nội dung chính

    Công tác phát triển KT-XH, nâng cao khả năng thích ứng, chống chịu của hạ tầng cơ sở trong KH quốc gia ứng phó động đất, sóng thần?

    Tại Tiết c Tiểu mục 1 Mục III Kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần kèm theo Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về vấn đề công tác phát triển KT-XH, nâng cao khả năng thích ứng, chống chịu của hạ tầng cơ sở KH quốc gia ứng phó động đất, sóng thần như sau:

    c) Gắn phát triển kinh tế - xã hội với nâng cao khả năng thích ứng, chống chịu của hạ tầng cơ sở, công trình xây dựng và khu dân cư

    - Gắn quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước, địa phương, quy hoạch phát triển ngành với công tác phòng chống thiên tai bảo đảm phát triển bền vững;

    - Nâng cao khả năng thích ứng chống chịu của hạ tầng và khu dân cư công cộng đủ khả năng phòng chống thảm họa,... Quy hoạch và xây dựng địa điểm sơ tán nhân dân, điểm an toàn, hệ thống y tế, mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc trọng yếu, các công trình lưỡng dụng theo quy định; có kế hoạch dự trữ vật chất hậu cần, kỹ thuật và các cơ sở vật chất thiết yếu khác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;

    - Đầu tư xây dựng công trình bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có chế tài quy định mọi tổ chức, cá nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt thiết kế xây dựng công trình ở các vùng có nguy cơ động đất, sóng thần. Có giải pháp phù hợp để đảm bảo an toàn, đặc biệt đối với hồ chứa nước lớn, nhà máy hóa chất độc hại, nhà cao tầng và các công trình cơ sở hạ tầng khác;

    - Đối với vùng ven biển có nguy cơ sóng thần: Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp để hạn chế ảnh hưởng của sóng thần đối với các khu đô thị, khu dân cư tập trung, công nghiệp và du lịch ven biển, hải đảo (chú trọng đến các khu dân cư đô thị, ở những vùng có địa hình thấp, vùng đồng bằng ven biển; những khu vực thường xuyên xảy ra lũ, ngập lụt...). Bảo tồn các cồn cát ven biển, trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển; xây dựng, nâng cấp tuyến đê biển vững chắc giảm tác động của sóng thần. Có kế hoạch huy động sử dụng các nhà cao tầng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; các khu vực cao ven biển sẵn sàng sơ tán dân khi xảy ra sóng thần.

    Vấn đề từng bước nâng cao năng lực công tác dự báo, cảnh báo, đầu tư mua sắm trang thiết bị ứng phó trong KH quốc gia ứng phó động đất, sóng thần?

    Tại Tiết d Tiểu mục 1 Mục III Kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần kèm theo Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về vấn đề từng bước nâng cao năng lực công tác dự báo, cảnh báo, đầu tư mua sắm trang thiết bị ứng phó trong KH quốc gia ứng phó động đất, sóng thần như sau:

    d) Từng bước nâng cao năng lực công tác dự báo, cảnh báo, đầu tư mua sắm trang thiết bị ứng phó

    - Duy trì lực lượng, phương tiện trực quan sát, giám sát, cảnh báo, xử lý và ban hành bản tin động đất và cảnh báo sóng thần theo quy chế; đánh giá toàn diện các nguy cơ, sự cố do thảm họa động đất, sóng thần gây ra, làm cơ sở xây dựng các phương án ứng phó phù hợp, hiệu quả;

    - Đầu tư, xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc phục vụ báo tin động đất, cảnh báo sóng thần; cập nhật, hoàn thiện các kịch bản cảnh báo sóng thần; xây dựng tập bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai động đất, sóng thần;

    - Đầu tư, mua sắm các trang thiết bị phù hợp cho các lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm và các lực lượng khác từng bước nâng cao năng lực ứng phó;

    - Nghiên cứu, đề xuất các phương pháp, giải pháp khoa học công nghệ trong công tác báo tin động đất, cảnh báo và ứng phó với thảm họa.

    8