Thứ 5, Ngày 31/10/2024

Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 về Kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 645/QĐ-TTg
Ngày ban hành 27/05/2022
Ngày có hiệu lực 27/05/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Lê Văn Thành
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 645/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUỐC GIA ỨNG PHÓ THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, b sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại Tờ trình số 1258/TTr-BQP ngày 29 tháng 4 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính ph
ủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự
quốc gia;
- Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN
;
- Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ l
ý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, CN, NN, KGVX;
- Lưu: VT, NC (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Văn Thành

 

KẾ HOẠCH

QUỐC GIA ỨNG PHÓ THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN
(Kèm theo Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Huy động hợp lý các nguồn lực, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa và ứng phó thảm họa động đất, sóng thần nhằm hạn chế đến mức thp nht thiệt hại về người, tài sn và môi trường; góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược quốc gia phòng, chng và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cơ quan, tổ chức và mọi người dân, bảo đảm phối hợp chặt chẽ bộ, ngành trung ương và địa phương trong tổ chức thực hiện các giải pháp ứng phó, khắc phục hậu quả động đất, sóng thần.

- Hoàn thiện hệ thống kế hoạch quốc gia ứng phó các loại hình sự cố, thiên tai, thảm họa cơ bn, làm cơ sở cho địa phương triển khai thực hiện.

- Nâng cao năng lực giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai; nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho người dân, rèn luyện kỹ năng cho các lực lượng để giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra động đất và sóng thần.

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH CÓ THỂ XẢY RA

1. Động đất

Trên lãnh thổ và thềm lục địa Việt Nam có các hệ thống đứt gẫy hoạt động và được gọi theo tên các con sông lớn như sông Hồng, sông Chảy, sông Mã, sông Đà, sông Cả. Trong đó đáng chú ý nhất là các hệ đứt gẫy chạy theo phương Tây Bắc - Đông Nam trên lãnh thổ miền Bắc và hệ thống đứt gẫy Kinh tuyến 109° chạy dọc theo bờ bin miền Trung và Nam Trung Bộ v.v... Các đứt gãy này tạo ra 45 vùng nguồn phát sinh động đất trong đó có 09 vùng nguồn phát sinh sóng thần trên khu vực Biển Đông.

Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất tại các khu vực khác nhau được xác định theo kịch bản động đất cực đại, cụ thể như sau:

[...]