Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Pháp luật quy định về thẩm quyền xử phạt đối với những vi phạm về xuất khẩu lao động ở trong nước như thế nào?

Tôi đang tìm hiểu về vấn đề này và có thắc mắc sau. Pháp luật quy định về thẩm quyền xử phạt đối với những vi phạm về xuất khẩu lao động ở trong nước như thế nào?

Nội dung chính

    Pháp luật quy định về thẩm quyền xử phạt đối với những vi phạm về xuất khẩu lao động ở trong nước như thế nào?

    Thẩm quyền xử phạt đối với những vi phạm về xuất khẩu lao động ở trong nước được quy định tại Điều 28 Nghị định 141/2005/NĐ-CP về việc quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, theo đó:

    Điều 28. Thẩm quyền xử phạt đối với những vi phạm ở trong nước
    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng;
    c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 26 của Nghị định này.
    2. Thanh tra viên lao động đang thi hành công vụ có quyền:
    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 200.000 (hai trăm nghìn) đồng.
    3. Chánh Thanh tra lao động cấp Sở có quyền:
    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.
    4. Chánh Thanh tra lao động cấp Bộ có quyền:
    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng;
    c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 6 Điều 26 của Nghị định này.
    5. Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có quyền:
    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng;
    c) Áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 26 của Nghị định này.
    Những người có thẩm quyền theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này khi tiến hành xử phạt nếu thấy cần áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 26 của Nghị định này thì kiến nghị Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước xem xét, quyết định.
    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, d và đ khoản 6 Điều 26 của Nghị định này.
    6. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động quy định tại điểm c khoản 6 Điều 26 của Nghị định này theo đề nghị của những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 4 và khoản 5 Điều này.

    Trên đây là nội dung về Thẩm quyền xử phạt đối với những vi phạm về xuất khẩu lao động ở trong nước, được quy định tại Nghị định 141/2005/NĐ-CP . Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

    5