Nghị định 141/2005/NĐ-CP về việc quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Số hiệu 141/2005/NĐ-CP
Ngày ban hành 11/11/2005
Ngày có hiệu lực 10/12/2005
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

CHÍNH  PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số 141/2005/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2005

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002;
Căn cứ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại văn bản số 1357/VPQH-CVĐXH ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Văn phòng Quốc hội;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

1. Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một hoạt động kinh   tế - xã hội góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề nghiệp, tác phong làm việc tiên tiến cho người lao động.

2. Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức, người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước tham gia vào việc mở thị trường, tìm đối tác, hợp đồng để tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp), của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là người lao động), người bảo lãnh cho người lao động và của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý người lao động; những hành vi vi phạm và việc xử lý các hành vi vi phạm về quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Điều 3. Đối tượng áp dụng

1. Doanh nghiệp.

2. Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

3. Người bảo lãnh cho người lao động.

4. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động.

Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở khu vực, nghề và công việc mà pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước tiếp nhận lao động cấm.

2. Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài trái pháp luật.

3. Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động trái quy định của pháp luật.

4. Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc mà không đăng ký hợp đồng theo quy định của pháp luật.

5. Bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động.

6. Tự ý bỏ nơi đang làm việc theo hợp đồng lao động.

7. Không về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn quy định của nước sở tại.

8. Tổ chức, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động đình công trái pháp luật của nước sở tại.

9. Tổ chức môi giới, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ nơi làm việc theo hợp đồng lao động.

Chương 2:

[...]
30
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ