Pháp luật quy định các yêu cầu đối với thiết bị phụ của trạm cấp khí dầu hóa lỏng như thế nào?

Các yêu cầu đối với thiết bị phụ của trạm cấp khí dầu hóa lỏng là gì, và cần tuân thủ những tiêu chuẩn nào để đảm bảo hiệu suất và an toàn trong quá trình sử dụng?

Nội dung chính

    Pháp luật quy định các yêu cầu đối với thiết bị phụ của trạm cấp khí dầu hóa lỏng như thế nào?

    Yêu cầu đối với các các thiết bị phụ của trạm cấp khí dầu hóa lỏng được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2012/BCT về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng do Bộ Công thương ban hành, theo đó:

    - Bồn chứa phải được trang bị các thiết bị sử dụng phù hợp với LPG sau đây:

    + Van an toàn;

    + Van nhập LPG lỏng;

    + Van xuất LPG lỏng;

    + Van xuất LPG hơi;

    + Van hồi hơi LPG;

    + Van hạn chế lưu lượng (excess flow valve);

    + Van xả đáy;

    + Thiết bị đo mức LPG lỏng;

    + Nhiệt kế;

    + Áp kế.

    - Van an toàn

    Van an toàn được nối vào phần không gian chứa hơi LPG của bồn chứa và có giải pháp phù hợp để có thể tháo van, thử, kiểm định định kỳ;

    Dung tích bồn chứa nhỏ hơn hoặc bằng 20 m3 lắp ít nhất một van an toàn;

    Dung tích bồn chứa lớn hơn 20 m3 lắp ít nhất hai van an toàn;

    Van an toàn phải có các thông tin được in trên thân van:

    + Tên nhà sản xuất;

    + Năm sản xuất;

    + Áp suất tác động;

    + Kích thước miệng thoát;

    + Dấu hợp quy (CR) trên đó thể hiện tổ chức chứng nhận.

    Lưu lượng xả tối thiểu của van an toàn đối với bồn chứa đặt chìm hoặc bồn chứa đắp đất phải tuân thủ theo quy định.

    Với các bồn chứa mà kích thước không được liệt kê ở bảng trên thì có thể sử dụng công thức: A = 3,1965 S0,82

    + Lưu lượng xả của van an toàn đối với bồn chứa đặt nổi bằng 3,33 lần giá trị tương ứng trong bảng 1.

    + Chiều cao miệng ống xả của van an toàn tối thiểu phải cao hơn mặt đất 3 m và cao hơn đỉnh bồn 2 m.

    - Van nhập LPG lỏng

    Trên đường nhập LPG lỏng phải lắp một van một chiều và một van đóng ngắt. Các ống nối có đường kính danh định lớn hơn 50 mm phải được lắp van nối bích, chế tạo bằng thép đúc, có áp suất làm việc tối thiểu bằng áp suất thiết kế của hệ thống ống.

    - Van xuất LPG lỏng và hơi

    Các ống nối đầu ra của đường xuất LPG phải được lắp van đóng khẩn cấp đóng nhanh bằng tay hoặc kết hợp tự động để ngắt nguồn cung cấp LPG trong trường hợp khẩn cấp. Các ống nối có đường kính danh định lớn hơn 50 mm phải được lắp van nối bích bằng thép đúc, có áp suất làm việc tối thiểu bằng áp suất thiết kế của hệ thống ống.

    - Van xả đáy

    Miệng ống xả đáy trong bồn chứa phải bố trí ở điểm gom chất lỏng thấp nhất. Ống xả đáy ngoài bồn phải được lắp hai van đóng để đảm bảo chống rò rỉ, hai van cách nhau một đoạn ống dài 500 mm để tránh nước xả cặn làm đông cứng và nghẽn van.

    - Thiết bị đo mức LPG lỏng

    Bồn chứa phải lắp ít nhất một dụng cụ đo mức chất lỏng có dải đo thể hiện toàn bộ dung tích bồn chứa.

    Đồng hồ đo mức kiểu xả LPG lỏng ra môi trường phải có đường kính lỗ xả không lớn hơn 1,5 mm.

    - Áp kế

    + Bồn chứa phải có áp kế được lắp ở không gian chứa LPG hơi;

    + Cấp chính xác không lớn hơn 2,5;

    + Đường kính mặt áp kế không nhỏ hơn 75 mm;

    + Thang đo phải đảm bảo áp suất làm việc lớn nhất từ 1/3 đến 2/3 thang đo, trên mặt áp kế phải có vạch đỏ chỉáp suất làm việc lớn nhất cho phép.

    Trên đây là quy định về yêu cầu đối với các các thiết bị phụ của trạm cấp khí dầu hóa lỏng. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2012/BCT về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng.

    Trân trọng!

    8