Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về nhiệm vụ sỹ quan boong trực ca trên tàu biển Việt Nam?

Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về nhiệm vụ sỹ quan boong trực ca trên tàu biển Việt Nam? Giữ nguyên hải đồ của chuyến hành trình ra sao?

Nội dung chính

    Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về nhiệm vụ sỹ quan boong trực ca trên tàu biển Việt Nam?

    Nhiệm vụ sỹ quan boong trực ca trên tàu biển Việt Nam được quy định tại Khoản 2 Điều 34 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành có hiệu lực từ ngày 15/09/2017, theo đó: 

    Sỹ quan boong trực ca có nhiệm vụ sau đây:

    - Điều hành ca trực để bảo đảm an toàn, an ninh cho người, tàu, hàng hóa; trật tự vệ sinh trên tàu và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

    - Chú ý quan sát, theo dõi tình hình xung quanh tàu; áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, an ninh và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu;

    - Khi xuất hiện các nguy cơ đe dọa đến an toàn, an ninh, ô nhiễm môi trường của tàu, phải tự mình phát tín hiệu báo động và áp dụng những biện pháp hợp lý để loại trừ những nguy cơ đó; trong mọi trường hợp đều phải kịp thời báo cáo thuyền trưởng hoặc đại phó;

    - Giữ nguyên hải đồ của chuyến hành trình có thao tác hướng đi của tàu cho đến khi tàu vào cảng; trường hợp xảy ra tai nạn hàng hải, phải tìm mọi biện pháp bảo vệ cho đến khi kết thúc việc điều tra tai nạn;

    - Trực thông tin liên lạc; theo dõi và xử lý kịp thời các thông báo hàng hải thu nhận được để bảo đảm an toàn, an ninh cho hành trình của tàu.

    Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ sỹ quan boong trực ca trên tàu biển Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 23/2017/TT-BGTVT.

    14