Công trình giao thông ngầm có được hỗ trợ và ưu đãi đầu tư xây dựng không?

Chuyên viên pháp lý Lê Trần Hương Trà
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Công trình giao thông ngầm có được hỗ trợ và ưu đãi đầu tư xây dựng không? Công trình giao thông ngầm có được hỗ trợ và ưu đãi đầu tư xây dựng không?

Nội dung chính

    Công trình giao thông ngầm được hiểu như thế nào?

    Căn cứ vào khoản 6 Điều 2 Nghị định 39/2010/NĐ-CP giải thích về công trình giao thông ngầm như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. “Không gian xây dựng ngầm đô thị” là không gian dưới mặt đất được sử dụng cho mục đích xây dựng công trình ngầm đô thị.
    2. “Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị” bao gồm việc quy hoạch không gian xây dựng ngầm và các hoạt động liên quan đến xây dựng công trình ngầm đô thị.
    3. “Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị” là việc tổ chức không gian xây dựng dưới mặt đất để xây dựng công trình ngầm.
    4. “Công trình ngầm đô thị” là những công trình được xây dựng dưới mặt đất tại đô thị bao gồm: công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ thuật.
    5. “Công trình công cộng ngầm” là công trình phục vụ hoạt động công cộng được xây dựng dưới mặt đất.
    6. “Công trình giao thông ngầm” là các công trình đường tàu điện ngầm, nhà ga tàu điện ngầm, hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ và các công trình phụ trợ kết nối (kể cả phần đường nối phần ngầm với mặt đất).

    Như vậy, công trình giao thông ngầm là các công trình đường tàu điện ngầm, nhà ga tàu điện ngầm, hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ và các công trình phụ trợ kết nối (kể cả phần đường nối phần ngầm với mặt đất).

    Ngoài ra, căn cứ vào khoản 4 Điều 2 Nghị định 39/2010/NĐ-CP giải thích về công trình ngầm đô thị là những công trình được xây dựng dưới mặt đất tại đô thị bao gồm: công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ thuật.

    Công trình giao thông ngầm có được hỗ trợ và ưu đãi đầu tư xây dựng không?Công trình giao thông ngầm có được hỗ trợ và ưu đãi đầu tư xây dựng không? (Hình từ Internet)

    Công trình giao thông ngầm có được hỗ trợ và ưu đãi đầu tư xây dựng không?

    Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 39/2010/NĐ-CP quy định về công trình ngầm đô thị được hỗ trợ và ưu đãi đầu tư xây dựng như sau:

    Hỗ trợ và ưu đãi để xây dựng công trình ngầm đô thị
    1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia quy hoạch không gian xây dựng công trình ngầm; đầu tư xây dựng các công trình ngầm theo các hình thức đầu tư thích hợp.
    2. Các loại công trình ngầm đô thị được khuyến khích đầu tư xây dựng bao gồm:
    a) Công trình giao thông ngầm và bãi đỗ xe ngầm;
    b) Công trình đầu mối kỹ thuật ngầm;
    c) Cống, bể kỹ thuật, hào, tuy nen kỹ thuật.
    3. Các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư xây dựng các công trình ngầm được quy định tại khoản 2 Điều này được hỗ trợ và ưu đãi đầu tư theo các quy định của pháp luật hiện hành.
    4. Các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình hướng dẫn thực hiện các quy định tại khoản 3 của Điều này.

    Như vậy, các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư xây dựng công trình giao thông ngầm được hỗ trợ và ưu đãi đầu tư theo các quy định của pháp luật hiện hành.

    Yêu cầu về bảo trì công trình giao thông ngầm như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 30 Nghị định 39/2010/NĐ-CP quy định về yêu cầu về bảo trì công trình giao thông ngầm như sau:

    Yêu cầu về bảo trì công trình ngầm
    1. Các công trình xây dựng ngầm phải được bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng.
    2. Công trình giao thông ngầm; công trình công cộng ngầm; tuy nen, các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm phải thực hiện chế độ bảo trì (thường xuyên và định kỳ).
    3. Các công trình đường dây, đường ống và hào kỹ thuật ngầm phải thực hiện chế độ bảo trì định kỳ.
    4. Khi thực hiện công tác bảo trì, phải chú ý kiểm tra nghiêm ngặt hệ thống đấu nối công trình; các thiết bị kiểm soát thông gió, chiếu sáng, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường (nếu có).

    Theo đó, đối với công trình giao thông ngầm cần thực hiện chế độ bảo trì thường xuyên và định kỳ.

    Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc bảo trì công trình giao thông ngầm như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 31 Nghị định 39/2010/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc bảo trì công trình ngầm như sau:

    - Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm:

    + Tổ chức thực hiện bảo trì công trình ngầm;

    + Thực hiện bảo trì công trình ngầm theo chỉ dẫn và quy định của nhà thầu thiết kế, nhà thầu cung ứng vật tư, thiết bị công nghệ, thiết bị công trình và tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn;

    + Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng công trình xây dựng bị xuống cấp do không thực hiện quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định;

    + Báo cáo định kỳ về công tác bảo trì và tình hình hoạt động của công trình ngầm cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương.

    - Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện công tác bảo trì của chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình ngầm.

    71
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ