Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về các trường hợp được giảm mức án phí?

Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về các trường hợp được giảm mức án phí? Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp thì sao?

Nội dung chính

    Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về các trường hợp được giảm mức án phí?

    Trường hợp giảm án phí từ ngày 01/01/2017 được quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) về mức thu miễn giảm thu nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án như sau: 

    Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú thì được Tòa án giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà người đó phải nộp.

    Đây là sự thay đổi căn bản so với quy định tại Pháp lệnh số 10/2009/PLUBTVQH12 vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh số 10/2009/PLUBTVQH12 thì trường hợp được miễn một phần án phí là người có khó khăn về kinh tế có xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi người đó làm việc nhưng lại không có quy định cụ thể về xác định người “có khó khăn về kinh tế” là như thế nào?

    Cần lưu ý là:

    Những người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này vẫn phải chịu toàn bộ án phí, lệ phí Tòa án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Có căn cứ chứng minh người được giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án không phải là người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có tài sản để nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án;

    - Theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì họ có tài sản để nộp toàn bộ tiền án phí, lệ phí Tòa án mà họ phải chịu.

    Trên đây là nội dung quy định về trường hợp giảm án phí từ ngày 01/01/2017. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

    11