Phân công nhiệm vụ và hướng dẫn trong tình huống khẩn cấp như thế nào trên tàu biển Việt Nam?

Phân công nhiệm vụ và hướng dẫn trong tình huống khẩn cấp như thế nào trên tàu biển Việt Nam? Bảng phân công phải được niêm yết ở đâu trên tàu theo quy định?

Nội dung chính

    Phân công nhiệm vụ và hướng dẫn trong tình huống khẩn cấp như thế nào trên tàu biển Việt Nam?

    Phân công nhiệm vụ và hướng dẫn trong tình huống khẩn cấp trên tàu biển Việt Nam được quy định tại Điều 40 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành có hiệu lực từ ngày 15/09/2017, theo đó: 

    - Trên tàu phải lập Bảng phân công nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp khi có báo động chung và báo yên (sau đây gọi là Bảng phân công).

    - Trong Bảng phân công phải quy định rõ:

    + Tín hiệu báo động chung và báo yên;

    + Nhiệm vụ chung của mỗi thuyền viên và hành khách khi có báo động;

    + Vị trí tập trung và nhiệm vụ cụ thể của mỗi thuyền viên, hành khách khi có báo động đối với từng loại báo động trên tàu;

    + Thành viên của các đội chỉ huy, đội buồng máy, đội ứng phó, đội hỗ trợ, an ninh, y tế và trật tự (trên các tàu khách) và nhiệm vụ của từng đội khi có báo động;

    + Người thay thế các vị trí chủ chốt và người phụ trách vận hành thiết bị cứu sinh, cứu hỏa.

    - Bảng phân công phải được niêm yết ở các hành lang, buồng lái, buồng điều khiển máy, nơi tập trung thuyền viên và hành khách.

    Trên đây là tư vấn về phân công nhiệm vụ và hướng dẫn trong tình huống khẩn cấp trên tàu biển Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 23/2017/TT-BGTVT.

    48