Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì công tác tư vấn, can thiệp lồng ghép trong giảm thiếu tình trạng tảo hôn như thế nào?
Nội dung chính
Công tác tư vấn, can thiệp lồng ghép trong giảm thiếu tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?
Tại Điều 61 Thông tư 02/2022/TT-UBDT công tác tư vấn, can thiệp lồng ghép trong giảm thiếu tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số như sau:
Tăng cường các hoạt động tư vấn, can thiệp lồng ghép với các chương trình, dự án, mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, phát triển thể chất có liên quan trong lĩnh vực hôn nhân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS&MN.
Duy trì và triển khai Mô hình tại các xã/huyện/trường có tỷ lệ tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?
Theo Điều 62 Thông tư 02/2022/TT-UBDT duy trì và triển khai Mô hình tại các xã/huyện/trường có tỷ lệ tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số như sau:
Thực hiện triển khai nhân rộng Mô hình điểm và các Mô hình chuyên đề phù hợp nhằm thay đổi hành vi, khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN.
1. Địa bàn, số lượng, quy mô thực hiện
a) Địa bàn thực hiện Mô hình tại các xã/huyện/trường có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao vùng đồng bào DTTS&MN.
b) Số lượng, quy mô thực hiện mô hình do UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và trường học xem xét, quyết định.
2. Hoạt động của Mô hình
Căn cứ nguồn kinh phí được giao lựa chọn các nội dung hoạt động của Mô hình cho phù hợp đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, nội dung và phương thức tổ chức, thời gian, tiến độ triển khai thực hiện:
a) Tổ chức tập huấn thực hiện Mô hình cho cán bộ và các đối tượng tham gia thực hiện Mô hình.
b) Tổ chức các hoạt động truyền thông tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở.
c) Thành lập các điểm truyền thông, vận động; câu lạc bộ, các nhóm nòng cốt như: người có uy tín trong cộng đồng; nhóm phụ nữ; thanh niên, học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số tại thôn bản, trường học để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn, can thiệp nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
d) Thành lập tổ tư vấn về sức khỏe sinh sản, sức khỏe giới tính cho các đối tượng thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số.
đ) Biên soạn, in ấn, cung cấp, sản phẩm truyền thông phù hợp phục vụ với các hoạt động tuyên truyền của mô hình.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?
Tại Điều 63 Thông tư 02/2022/TT-UBDT tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số như sau:
- Hằng năm tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện các hoạt động của Dự án tại địa bàn các xã, huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; sự phối hợp của các Bộ, ban, ngành liên quan trong triển khai thực hiện.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện.