Những di sản văn hóa phi vật thể nào cần được kiểm kê để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?

Những di sản văn hóa phi vật thể nào cần được kiểm kê để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?

Nội dung chính

    Những di sản văn hóa phi vật thể nào cần được kiểm kê để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?

    Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành thì những di sản văn hóa phi vật thể cần được kiểm kê để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia bao gồm:

    - Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam;

    - Ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết;

    - Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác;

    - Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác;

    - Lễ hội truyền thống;

    - Nghề thủ công truyền thống;

    - Tri thức dân gian, bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác.

    Trên đây là nội dung trả lời về những di sản văn hóa phi vật thể cần được kiểm kê để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL

    8