Quy định về thẩm quyền cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam là gì?
Nội dung chính
Quy định về thẩm quyền cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam là gì?
Thẩm quyền và thủ tục cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam được quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi và được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 3 Điều 2 Nghị định 01/2012/NĐ-CP như sau:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam.
- Thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể được quy định như sau:
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài xin nghiên cứu, sưu tầm phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ gồm: Đơn đề nghị (Phụ lục I) kèm theo Đề án (Phụ lục II) nói rõ mục đích, địa bàn, thời hạn và đối tác Việt Nam tham gia nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong trường hợp địa bàn nghiên cứu, sưu tầm có phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét cấp phép. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Trên đây là nội dung về thẩm quyền và thủ tục cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 01/2012/NĐ-CP