Những cơ quan nào được xem là cơ quan đầu mối an toàn, bảo hộ lao động trong Bộ Quốc phòng?
Nội dung chính
Những cơ quan nào được xem là cơ quan đầu mối an toàn, bảo hộ lao động trong Bộ Quốc phòng?
Các cơ quan đầu mối an toàn, bảo hộ lao động trong Bộ Quốc phòng bao gồm những cơ quan được pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 142/2017/TT-BQP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng, như sau:
- Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Cục Quân khí/Tổng cục Kỹ thuật là Ban An toàn, bảo hộ lao động;
- Các quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục II, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng là Trợ lý chuyên trách an toàn, bảo hộ lao động;
- Các đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng còn lại và Cục Xe - Máy, Cục Kỹ thuật Binh chủng/Tổng cục Kỹ thuật là Trợ lý kiêm nhiệm an toàn, bảo hộ lao động.
Như vậy, các cơ quan đầu mối tại tổng cục bao gồm tổng cục Hậu cần, tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và các cơ quan có liên quan. Bên cạnh đó còn có các cấp ở cấp quân khu, quân đoàn và các đầu mối khác trực thuộc bộ quốc phòng.
Trên đây là nội dung quy định về các cơ quan đầu mối an toàn, bảo hộ lao động trong Bộ Quốc phòng bao gồm những cơ quan được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Thông tư 142/2017/TT-BQP.