Như thế nào được coi là cự ly trục của phương tiện giao thông đường sắt?

Định nghĩa cự ly trục của phương tiện giao thông đường sắt là gì và được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

    Như thế nào được coi là cự ly trục của phương tiện giao thông đường sắt?

    Khái niệm cự ly trục của phương tiện giao thông đường sắt được quy định cụ thể tại Mục 1.3.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 87:2015/BGTVT về phương tiện giao thông đường sắt - Giá chuyển hướng toa xe - Yêu cầu kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư 24/2015/TT-BGTVT, theo đó:

    - Cự ly trục là khoảng cách giữa 2 đường tâm dọc trục xe trong cùng một giá chuyển hướng.

    2.2.3. Cự ly trục

    2.2.3.1. Đối với khổ đường 1000 mm

    a) Cự ly trục từ 1980 mm đến 2600 mm đối với giá chuyển hướng toa xe khách;

    b) Cự ly trục 1600 mm đến 1750 mm đối với giá chuyển hướng toa xe hàng.

    2.2.3.2. Đối với khổ đường 1435 mm

    a) Cự ly trục từ 2400 mm đến 2600 mm đối với giá chuyển hướng toa xe khách

    b) Cự ly trục từ 1600 mm đến 1750 mm đối với giá chuyển hướng toa xe hàng.

    2.2.3.3. Đối với trường hợp cự ly trục của giá chuyển hướng toa xe khách vượt quá 2600 mm và cự ly trục giá chuyển hướng toa xe hàng vượt quá 1750 mm theo yêu cầu trong thuyết minh tính toán của thiết kế phải có nội dung kiểm nghiệm về cự ly trục.

    Trên đây là tư vấn về khái niệm cự ly trục của phương tiện giao thông đường sắt. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 87:2015/BGTVT.

    14