Nguyên tắc xử lý tài sản của Công ty TNHH một thành viên Mua bán nợ Việt Nam được quy định ra sao?
Nội dung chính
Nguyên tắc xử lý tài sản của Công ty TNHH một thành viên Mua bán nợ Việt Nam được quy định ra sao?
Nguyên tắc xử lý tài sản của Công ty TNHH một thành viên Mua bán nợ Việt Nam quy định tại Khoản 2 Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Tài sản phải được đánh giá lại giá trị thông qua tổ chức tư vấn có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, làm cơ sở để xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp sử dụng tài sản, dự án để hợp tác kinh doanh, góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết thì giá trị góp vốn thực hiện theo nguyên tắc đồng thuận giữa các bên nhưng không thấp hơn giá trị được tổ chức tư vấn định giá lại;
- Tổ chức bán đấu giá công khai, chào giá cạnh tranh hoặc thỏa thuận trực tiếp theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Công ty thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Đối với tài sản tiếp nhận được DATC sử dụng vào mục đích kinh doanh, DATC thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về việc bàn giao, tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ khi sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có);
- Đối với tài sản mua, tiếp nhận theo chỉ định, DATC căn cứ phương án mua, bán, xử lý tài sản chỉ định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có) và các hình thức, nguyên tắc xử lý tài sản quy định tại khoản 1 Điều này và điểm a, điểm b, điểm c khoản này để xử lý.
Trường hợp DATC tiếp nhận tài sản theo chỉ định để xử lý, thu hồi cho Nhà nước thì được hưởng phí xử lý tài sản trên nguyên tắc bù đắp đủ chi phí xử lý tài sản cộng (+) một phần chi phí quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài chính phù hợp với từng phương án chỉ định.