Nguyên tắc quản lý hoạt động của trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Nguyên tắc quản lý hoạt động của trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT quy định về nguyên tắc chung trong việc quản lý hoạt động của trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ như sau:
- Hoạt động kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được tiến hành công khai, khách quan, đúng quy định của pháp luật.
- Việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được thực hiện thông qua:
+ Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới lắp đặt cố định trên đường bộ, thiết bị ghi hình và các thiết bị phụ trợ khác;
+ Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới không lắp đặt cố định trên đường bộ và các thiết bị phụ trợ khác;
+ Thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới lắp đặt cố định trên đường bộ; vị trí lắp đặt độc lập hoặc kết hợp với Trạm thu phí;
+ Thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới (cân xách tay) của lực lượng chức năng có thẩm quyền;
+ Hệ thống giám sát, quản lý tập trung dữ liệu tải trọng xe của ngành Giao thông vận tải trên các hệ thống đường bộ cả nước do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, vận hành, khai thác (sau đây gọi là Hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
+ Các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 34/2021/TT-BGT VT quy định về việc giải thích thuật ngữ Trạm kiểm tra tải trọng xe như sau:
Trạm kiểm tra tải trọng xe gồm Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định, Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động (sau đây gọi là Trạm) là nơi cơ quan quản lý đường bộ thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng xe, khổ giới hạn xe đến an toàn đường bộ; kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường, quá trọng tải cho phép tham gia giao thông và xe bánh xích lưu hành trên đường bộ.