Nguyên tắc áp dụng, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên ngành, phụ cấp ưu đãi nghề dự trữ quốc gia là gì?
Nội dung chính
Nguyên tắc áp dụng, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên ngành, phụ cấp ưu đãi nghề dự trữ quốc gia là gì?
Nguyên tắc áp dụng, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên ngành, phụ cấp ưu đãi nghề dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 13 Nghị định 94/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Dự trữ quốc gia như sau:
1. Người làm công tác dự trữ quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 và Điều 11 Nghị định này nếu đang hưởng nhiều phụ cấp cùng loại thì chỉ được hưởng một phụ cấp có mức phụ cấp cao nhất.
2. Nguồn kinh phí để chi trả chế độ phụ cấp thâm niên ngành, phụ cấp ưu đãi nghề dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi nghề được hướng dẫn bởi Điều 7 Thông tư 33/2014/TT-BTC như sau:
1. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi nghề quy định tại Thông tư này do ngân sách nhà nước đảm bảo và giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Việc lập, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước.
Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc áp dụng, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên ngành, phụ cấp ưu đãi nghề dự trữ quốc gia. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 94/2013/NĐ-CP.
Trân trọng thông tin đến bạn!