08:44 - 20/09/2024

Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu có được ký vào biên bản nghiệm thu công trình hay không?

Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu có được ký vào biên bản nghiệm thu công trình hay không?Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc công trình xây dựng như thế nào?

Nội dung chính


    Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công có được ký vào biên bản nghiệm thu công trình không? 

    Tại Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định việc nghiệm thu công việc xây dựng, cụ thể như sau:

    1. Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.

    2. Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.

    3. Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.

    4. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

    a) Tên công việc được nghiệm thu;

    b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

    c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;

    d) Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);

    đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;

    e) Phụ lục kèm theo (nếu có).

    5. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:

    a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;

    b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;

    c) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.

    6. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:

    a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;

    b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC.

    Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;

    c) Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có).

    7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng chìa khóa trao tay:

    a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu;

    b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu.

    8. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện.

    Theo đó, bạn là người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng nên bạn có thể ký biên bản nghiệm thu công trình xây dựng.

    Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu có được ký vào biên bản nghiệm thu công trình hay không?(Hình ảnh Internet)

    Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc công trình xây dựng như thế nào? 

    Căn cứ Điều 22 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, như sau: 

    1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình, chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về việc tổ chức nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng trong các trường hợp sau:

    a) Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo;

    b) Khi kết thúc một gói thầu xây dựng.

    2. Việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng được thực hiện trên cơ sở xem xét kết quả các công việc đã được nghiệm thu theo quy định tại Điều 21 Nghị định này, các kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng và các văn bản pháp lý theo quy định của pháp luật có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng để đánh giá các điều kiện nghiệm thu theo thỏa thuận giữa các bên.

    3. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về thời điểm tổ chức nghiệm thu, trình tự, nội dung, điều kiện và thành phần tham gia nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.

    Như vậy, việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc công trình xây dựng được thực hiện theo quy trình như trên. 

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    891
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ