Người nước ngoài vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Việt Nam có bị xử phạt không?

Quy định về xử phạt người nước ngoài vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Việt Nam?

Nội dung chính

    Cách xác định diện tích đất vi phạm khi có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai?

    Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Xác định diện tích đất vi phạm và tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
    1. Diện tích đất vi phạm trong các trường hợp quy định tại Nghị định này được xác định như sau:
    a) Trường hợp vi phạm toàn bộ diện tích thửa đất mà đã có bản đồ địa chính thì xác định theo bản đồ địa chính; trường hợp diện tích vi phạm không có bản đồ địa chính nhưng có bản đồ khác đã, đang sử dụng trong quản lý đất đai tại địa phương thì sử dụng bản đồ đó để xác định.
    b) Trường hợp diện tích đất vi phạm ở những nơi chưa có bản đồ quy định tại điểm a khoản này hoặc vi phạm một phần diện tích thửa đất thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính có trách nhiệm xác định phạm vi, ranh giới, mốc giới để xác định diện tích đất vi phạm và ghi vào biên bản vi phạm hành chính.
    Trường hợp diện tích đất vi phạm không thể đo đạc bằng phương pháp thủ công thì được thuê đơn vị tư vấn có chức năng đo đạc để xác định diện tích đất vi phạm.
    Trường hợp người có hành vi vi phạm không đồng ý với kết quả đo đạc do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính xác định thì được quyền thuê đơn vị có chức năng đo đạc xác định lại diện tích đất vi phạm.
    Chi phí thuê đơn vị tư vấn có chức năng đo đạc để xác định diện tích đất vi phạm quy định tại điểm này do người vi phạm chi trả.
    ...

    Như vậy, diện tích đất vi phạm được xác định dựa theo nội dung trên.

    Người nước ngoài vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Việt Nam có bị xử phạt không? (hình từ internet)

    Người nước ngoài vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Việt Nam có bị xử phạt không? (hình từ internet)

    Người nước ngoài có bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai khi vi phạm tại Việt Nam hay không?

    Theo Điều 2 Nghị định 123/2024/NĐ-CP có quy định về đối tượng áp dụng Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:

    Đối tượng áp dụng
    1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác, gồm:
    a) Cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam, cá nhân nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi là cá nhân);
    b) Hộ gia đình, cộng đồng dân cư (bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm);
    c) Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
    2. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

    Theo đó, người nước ngoài (cá nhân nước ngoài) nếu có hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai thì vẫn sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

    Ngoài ra, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

    Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực đất đai?

    Tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 123/2024/NĐ-CP có quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực đất đai như sau:

    - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

    - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;

    - Buộc đăng ký đất đai;

    - Buộc thực hiện thủ tục để được phê duyệt dự án chăn nuôi tập trung có quy mô lớn;

    - Buộc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và làm thủ tục để được bàn giao đất trên thực địa;

    - Buộc bên nhận chuyển quyền, bên thuê, bên thuê lại, bên nhận góp vốn, bên nhận tài sản gắn liền với đất phải trả lại đất;

    - Buộc chấm dứt hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, chuyển đổi, góp vốn, mua, bán tài sản gắn liền với đất; mua, bán tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất;

    - Buộc lập phương án sử dụng đất nông nghiệp đối với tổ chức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp;

    - Buộc thành lập tổ chức kinh tế và lập phương án sử dụng đất trồng lúa đối với cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lúa vượt hạn mức;

    - Buộc trả lại tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất;

    - Buộc ký lại hợp đồng thuê đất;

    - Buộc phải nộp hồ sơ để làm thủ tục xin chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án;

    - Buộc đưa đất vào sử dụng;

    - Buộc nộp hồ sơ để làm thủ tục chuyển sang thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

    - Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;

    - Buộc phải cung cấp, cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu.

    Như vậy, quy định trên là tổng hợp tất cả các biện pháp khắc phục hậu quả khi có vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. 

    12