Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên khác trong gia đình được thực hiện như thế nào?

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình như giữa anh, chị, em, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột được thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên khác trong gia đình được thực hiện như thế nào?

    Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình được thực hiện theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau:
     
    Điều 112 Luật Hôn nhân gia đình 2014  thì nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em như sau:
     
    Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
     
    Điều 113 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu như sau:
     
    - Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quy định tại Điều 112 của Luật này. 
    - Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
     
    Điều 114 Luật Hôn nhân gia đình 2014  Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột 

    - Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
     
    - Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
     
    Điều 115 Luật Hôn nhân gia đình 2014  Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn

    Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
     
    Trong trường hợp một người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhiều người thì người cấp dưỡng và những người được cấp dưỡng thỏa thuận với nhau về phương thức và mức cấp dưỡng phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của những người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    40
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ