Nghị quyết 125 NQ CP về hồ sơ Đề án sáp nhập tỉnh 2025 có hiệu lực từ ngày nào? Nội dung ra sao?

Nghị quyết 125 NQ CP về hồ sơ Đề án sáp nhập tỉnh 2025 có hiệu lực từ ngày nào? Nội dung của Đề án sáp nhập tỉnh 2025 được thông qua tại Nghị quyết 125 NQ CP 2025

Nội dung chính

Nghị quyết 125 NQ CP về hồ sơ Đề án sáp nhập tỉnh 2025 có hiệu lực từ ngày nào?

Ngày 9/5/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP năm 2025. Theo đó, Chính phủ chính thức đã thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 (hay còn gọi là Đề án sáp nhập tỉnh 2025) do Bộ Nội vụ trình.

Nghị quyết 125 NQ CP về hồ sơ Đề án sáp nhập tỉnh 2025 có hiệu lực từ ngày 9/5/2025 (ngày ký).

Theo nội dung tờ trình của Bộ Nội vụ, UBND của 23 tỉnh, thành phố trực thuộc TW (nơi được lựa chọn đặt trung tâm chính trị hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh mới) đã xây dựng 23 hồ sơ đề án sắp xếp 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Bộ Nội vụ đã thẩm định 23 hồ sơ đề án trên và tổng hợp, xây dựng thành 1 đề án của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

> Xem thêm: File Nghị quyết 125 và Nghị quyết 126 NQ CP 2025 về sáp nhập tỉnh, xã 2025

Nghị quyết 125 NQ CP về hồ sơ Đề án sáp nhập tỉnh 2025 có hiệu lực từ ngày nào?Nghị quyết 125 NQ CP về hồ sơ Đề án sáp nhập tỉnh 2025 có hiệu lực từ ngày nào? (Hình từ Internet)

Nội dung của Đề án sáp nhập tỉnh 2025 được thông qua tại Nghị quyết 125 NQ CP 2025

Theo nội dung tờ trình của Bộ Nội vụ, nội dung của Đề án sáp nhập tỉnh 2025 vừa được thông qua được đề cập như sau:

Dự thảo đề án của Chính phủ xác định, có 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp và có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp (Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cao Bằng).
Về phương án sắp xếp, có 23 phương án sắp xếp đối với 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh để hình thành 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới.
Sau sắp xếp, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ và TPHCM) và 28 tỉnh (gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tây Ninh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang).

Như vậy, sau sáp nhập tỉnh 2025, cả nước chính thức có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc trung ương.

Có phải làm lại sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh, thành không?

Căn cứ điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 133 Luật Đất đai 2024 quy định liên quan đến việc làm lại sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh như sau:

Đăng ký biến động
1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
...
d) Thay đổi ranh giới, mốc giới, kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu và địa chỉ của thửa đất
...
2. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trên giấy chứng nhận đã cấp hoặc cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu. Đối với trường hợp đăng ký biến động quy định tại điểm p khoản 1 Điều này thì được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trên giấy chứng nhận đã cấp.
...

Theo đó, khi sáp nhập tỉnh, thành thì không bắt buộc người dân phải làm lại sổ đỏ (đăng ký biến động). Việc đăng ký biến động, thay đổi thông tin trên sổ đỏ chỉ thực hiện khi người sử dụng đất có nhu cầu.

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Mai Bảo Ngọc
saved-content
unsaved-content
872