Năm 2025, mức thu, chế độ thu phí khai thác, sử dụng tài liệu đất đai như thế nào?

Chuyên viên pháp lý: Thi Thanh Thiện
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Năm 2025, mức thu, chế độ thu phí khai thác, sử dụng tài liệu đất đai như thế nào?

Nội dung chính

Năm 2025, mức thu, chế độ thu phí khai thác, sử dụng tài liệu đất đai như thế nào?

Tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 56/2024/TT-BTC quy định biểu mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.

>> Tải về biểu mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.

Năm 2025, mức thu, chế độ thu phí khai thác, sử dụng tài liệu đất đai như thế nào?

Năm 2025, mức thu, chế độ thu phí khai thác, sử dụng tài liệu đất đai như thế nào? (Ảnh Internet)

Các trường hợp nào được miễn phí khi khai thác và sử dụng tài liệu đất đai?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 56/2024/TT-BTC quy định miễn phí khi khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai đối với các trường hợp sau:

- Các đối tượng thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật. Khai thác thông tin của mình và khai thác thông tin người sử dụng đất khác khi được sự đồng ý của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai theo quy định pháp luật về đất đai.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản đề nghị khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai từ Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai để phục vụ:

+ Mục đích quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của Luật Quốc phòng.

+ Phòng, chống thiên tai trong tình trạng khẩn cấp theo quy định pháp luật về phòng, chống thiên tai.

- Các trường hợp miễn phí phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai; miễn phí cho các bộ, ngành, địa phương khi kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương để chia sẻ thông tin, dữ liệu đất đai phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí như thế nào?

Căn cứ theo Điều 12 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí như sau:

- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.

Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí trên cơ sở dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.

- Số tiền phí được khấu trừ và được để lại quy định tại khoản 1 Điều này được sử dụng như sau:

+ Số tiền phí được để lại cho tổ chức thu để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Căn cứ tính chất, đặc điểm của từng loại phí, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mức để lại cho tổ chức thu phí;

+ Số tiền phí để lại được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật; hàng năm phải quyết toán thu, chi. Số tiền phí chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí; phần còn lại nộp ngân sách nhà nước; việc quản lý và sử dụng phí thu được theo quy định của pháp luật

saved-content
unsaved-content
1