Muốn thi hành án thì nộp đơn ở cơ quan nào?

Vợ chồng tôi ly hôn năm 1987, tòa án tuyên xử cho tôi được toàn quyền sử dụng căn nhà mà nhà nước cấp cho 2 vợ chồng. Vì lúc đó bản án ly hôn không có ghi thời hiệu và sai một số thông tin, nên việc thi hành án bị kéo dài. Tôi muốn thi hành án thì nộp đơn ở đâu?

Nội dung chính

    Muốn thi hành án thì nộp đơn ở cơ quan nào? 

    - Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

    Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

    Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

    - Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

    - Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

    Bạn cần làm đơn yêu cầu thi hành án với các nội dung sau:

    - Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:

    + Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;

    + Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;

    + Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;

    + Nội dung yêu cầu thi hành án;

    + Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

    - Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân.

    Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án.

    Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có.

    - Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 66 của Luật này.

    Thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án

    - Người yêu cầu thi hành án tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng một trong các hình thức sau đây:

    + Nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự;

    + Gửi đơn qua bưu điện.

    - Ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu thi hành án nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi. 

    11