Muốn nhận con nhưng mẹ không đồng ý thì làm thế nào?
Nội dung chính
Muốn nhận con nhưng mẹ không đồng ý thì làm thế nào?
Theo quy định tại Điều 91 Luật hôn nhân và gia định 2014
"1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia."
==> Theo quy định trên đây dù mẹ đứa nhỏ không đồng ý thì bạn vẫn có quyền nhận con theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 101 Luật hôn nhân và gia định 2014 thì thẩm quyền giải quyết việc xác định cha được quy định như sau:
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp...
- Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
==> Đối với trường hợp của bạn, bạn muốn nhận con nhưng mẹ của đứa bé không đồng ý. Vì thế bạn trường hợp của bạn là có tranh chấp nên sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ thược Tòa án nhân dân cấp huyện.
Như vậy, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn khởi kiện về việc xác nhận cha cho con (theo mẫu của Tòa án)
+ Giấy tờ xác nhận hai người là cha con (băng ghi hình người yêu bạn chơi với con, hình ảnh chung, xét nghiệm ADN,…)
+ Chứng minh thư nhân dân, Sổ hộ khẩu gia đình của bạn (bản sao chứng thực);
Sau khi có quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch ở Ủy ban nhân dân cấp xã để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch;
Thủ tục bổ sung thông tin vào giấy khai sinh được thực hiện theo quy định tại Điều 27, Điều 29 Luật Hộ tịch 2014
+ Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của con bạn
+ Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
+ Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
+ Công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.
Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!