Mức thu lệ phí môn bài năm 2025 tỉnh Nam Định được quy định như thế nào?

Mức thu lệ phí môn bài năm 2025 tỉnh Nam Định được quy định như thế nào? Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong trường hợp nào?

Nội dung chính

    Mức thu lệ phí môn bài năm 2025 tỉnh Nam Định được quy định như thế nào?

    Ngày 01 tháng 11 năm 2024 Cục thuế tỉnh Nam Định đã ban hành Công văn 8478/CTNDI-HKDCN về việc quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh năm 2025.

    Theo Công văn 8478/CTNDI-HKDCN quy định về mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh năm 2025 như sau:

    Triển khai công tác quản lý thuế đối với HKD năm 2025
    I. Quản lý đối với lệ phí môn bài
    ...
    - Căn cứ hướng dẫn tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 65/2020/TT-BTC ngày 09/7/2020 của Bộ Tài chính thì mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh như sau:
    + Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm.
    + Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm.
    + Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
    ...

    Chiếu theo quy định tại Công văn 8478/CTNDI-HKDCN mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh năm 2025 được quy định như trên.

    Mức thu lệ phí môn bài năm 2025 tỉnh Nam Định được quy định như thế nào?Mức thu lệ phí môn bài năm 2025 tỉnh Nam Định được quy định như thế nào? (Nguồn hình internet)

    Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được miễn lệ phí môn bài năm 2025 tỉnh Nam Định trong trường hợp nào theo Công văn 8478/CTNDI-HKDCN?

    Căn cứ Công văn Công văn 8478/CTNDI-HKDCN quy định các trường hợp được miễn lệ phí môn bài như sau:

    Triển khai công tác quản lý thuế đối với HKD năm 2025
    I. Quản lý đối với lệ phí môn bài
    ...
    - HKD có nghĩa vụ phải nộp LPMB trừ các trường hợp được miễn LPMB sau đây: HKD có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP; HKD không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP; cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP; HKD lần đầu ra hoạt động sản xuất kinh doanh được miễn LPMB trong năm đầu hoạt động (năm dương lịch) theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định số 22/2020/NĐ- CP.
    ...

    Như vậy, theo quy định hộ kinh doanh cá nhân kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong trường hợp:

    - Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống

    - Không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định

    - Sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá

    - Lần đầu ra hoạt động sản xuất kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu hoạt động (năm dương lịch).

    Căn cứ tính lệ phí môn bài năm 2025 tỉnh Nam Định như thế nào?

    Theo Công văn 8478/CTNDI-HKDCN quy định về căn cứ tính số tiền lệ phí môn bài của hộ kinh doanh năm 2025 tỉnh Nam Định như sau:

    Triển khai công tác quản lý thuế đối với HKD năm 2025
    I. Quản lý đối với lệ phí môn bài
    ...
    - Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư số 65/2020/TT-BTC thì:
    + Đối với HKD (không bao gồm cá nhân cho thuê tài sản), cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ sở dữ liệu (CSDL) quản lý thuế để xác định tổng doanh thu năm 2024 từ các nguồn, các địa điểm kinh doanh của HKD (không bao gồm từ nguồn cho thuê tài sản) làm căn cứ tính số tiền LPMB phải nộp của năm 2025 và thông báo cho HKD.
    + Đối với hoạt động cho thuê tài sản, doanh thu làm căn cứ xác định mức LPMB phải nộp của năm 2025 là tổng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê tài sản của năm 2025 (không bao gồm từ nguồn kinh doanh khác).
    + Đối với HKD đã giải thể, tạm ngừng kinh doanh sau đó ra kinh doanh trở lại không xác định được doanh thu của năm liền trước thì doanh thu làm cơ sở xác định mức thu LPMB căn cứ theo cơ sở sản xuất kinh doanh cùng quy mô, địa bàn, ngành nghề.

    - Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư số 65/2020/TT-BTC, đối với HKD đã giải thể, tạm ngừng kinh doanh sau đó ra kinh doanh trở lại, nếu ra kinh doanh trong 6 tháng đầu năm thì nộp theo mức LPMB cả năm, nếu ra kinh doanh trong 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức LPMB của cả năm.

    ...

    Như vậy, căn cứ tính lệ phí môn bài năm 2025 tỉnh Nam Định được quy định cụ thể đối với hộ kinh doanh (không bao gồm cá nhân cho thuê tài sản), hoạt động cho thuê tài sản, hộ kinh doah đã giải thể, tạm ngừng kinh doanh sau đó ra kinh doanh trở lại không xác định được doanh thu của năm liền trước, hộ kinh doanh đã giải thể, tạm ngừng kinh doanh sau đó ra kinh doanh trở lại, nếu ra kinh doanh trong 6 tháng đầu năm.

    Chi cục Thuế các huyện, khu vực có trách nhiệm gì trong công tác quản lý thuế môn bài đối với hộ kinh doanh năm 2025 tỉnh Nam Định?

    Theo Công văn 8478/CTNDI-HKDCN quy định về việc tổ chức thực hiện của chi cục Thuế các huyện, khu vực trong công tác quản lý thuế môn bài năm 2025 tỉnh Nam Định như sau:

    (1) Tiến hành công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh (HKD) năm 2025 theo các quy định của pháp luật về thuế và hướng dẫn trong văn bản này.

    (2) Tổ chức thu nộp LPMB cho cả năm 2025 trong tháng 01/2025.

    (3) Thực hiện đầy đủ và chính xác các bước quản lý đối với HKD và cá nhân kinh doanh (CNKD) trong quá trình lập bộ thuế khoán năm 2025 theo quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021, Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021, Quyết định 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2015.

    (4) Tăng cường công tác công khai thông tin của các hộ khoán, giúp các cấp chính quyền, cơ quan liên quan và cộng đồng địa phương tham gia giám sát quá trình xác định doanh thu và mức thuế khoán của HKD, từ đó đảm bảo tính công khai, minh bạch và tạo điều kiện cho HKD và CNKD thực hiện đúng theo các chính sách thuế của Nhà nước. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế, cũng như công tác quản lý thuế.

    (5) Thường xuyên kiểm tra và giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của HKD và CNKD. Đảm bảo thực hiện đúng quy trình quản lý thuế, đồng thời lập kế hoạch đôn đốc thu nộp thuế, không để tồn đọng thuế, đặc biệt vào những tháng cuối năm và trong các kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Áp dụng biện pháp xử lý kiên quyết đối với các trường hợp nợ thuế, nhằm chống thất thu ngân sách Nhà nước.

    (6) Chịu trách nhiệm chỉ đạo việc cập nhật đầy đủ thông tin trong hồ sơ của HKD và CNKD, đặc biệt là các dữ liệu theo tiêu chí rủi ro, để có các biện pháp xử lý kịp thời. Tăng cường công tác quản lý đối với các hộ kê khai nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc phát hành hóa đơn.

    (7) Chủ động xây dựng cơ sở dữ liệu riêng cho từng Chi cục Thuế về ngành nghề, mức doanh thu,... nhằm phục vụ công tác quản lý, kiểm tra và kiểm soát rủi ro tại các Chi cục Thuế.

    42