Mức phạt Nghị định 168 đối với xe máy độ pô? Xe độ pô bị phạt bao nhiêu?

Mức phạt Nghị định 168 đối với xe máy độ pô? Xe độ pô bị phạt bao nhiêu? Đối tượng áp dụng của Nghị định 168 gồm những ai?

Nội dung chính

    Nghị định 168 đối với xe máy độ pô? Xe độ pô bị phạt bao nhiêu?

    Xe độ pô là việc mà người sử dụng phương tiện thay đổi kết cấu của pô xe, để tiếng pô kêu to hơn, giòn hơn, gây sự chú ý nhiều hơn.

    Căn cứ vào khoản 8 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
    ...
    8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    a) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
    b) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
    c) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số xe, chứng nhận đăng ký xe nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
    d) Không làm thủ tục thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định;
    đ) Đưa phương tiện không có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng, hết hiệu lực; đưa phương tiện có chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép;
    e) Đưa phương tiện có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) nhưng không đúng với số khung, số động cơ (số máy) của xe tham gia giao thông;
    g) Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định;
    h) Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với chứng nhận đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông.
    ....

    Theo đó, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;

    Như vậy, xe độ pô thì chủ xe sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức

    Nghị định 168 đối với xe máy độ pô? Xe độ pô bị phạt bao nhiêu?

    Nghị định 168 đối với xe máy độ pô? Xe độ pô bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Đối tượng áp dụng của Nghị định 168 gồm những ai?

    Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về đối tượng như sau:

    - Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    - Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 168/2024/NĐ-CP bao gồm:

    + Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

    + Đơn vị sự nghiệp công lập;

    + Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;

    + Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);

    + Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 gồm: tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

    + Cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe, cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, cơ sở thử nghiệm, sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;

    + Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;

    + Cơ quan, tổ chức nước ngoài được cấp có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

    - Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.

    - Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

    - Người có thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

    122