Mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất tỉnh Bình Định từ ngày 01/01/2025

Mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất tỉnh Bình Định từ ngày 01/01/2025

Nội dung chính

    Quy định mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất tại tỉnh Bình Định từ ngày 01/01/2025

    Chiều ngày 17/12/2024, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định 86/2024/QĐ-UBND tỉnh Bình Định Quy định mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bình Định.

    Cụ thể, căn cứ theo Điều 3 Quyết định 86/2024/QĐ-UBND tỉnh Bình Định quy định mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa (trước đây là mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa) như sau:

    Mức nộp tiền = 50% (x) diện tích (x) giá của loại đất trồng lúa

    Trong đó:

    - Diện tích: là diện tích đất chuyên trồng lúa phải chuyển sang mục đích phi nông nghiệp ghi cụ thể trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.

    - Giá của loại đất trồng lúa: tính theo Bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do cấp thẩm quyền ban hành.

    Như vậy, mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bình Định được xác định theo như quy định trên.

    Lưu ý, Quyết định 86/2024/QĐ-UBND tỉnh Bình Định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

    Mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất tỉnh Bình Định từ ngày 01/01/2025

    Mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất tỉnh Bình Định từ ngày 01/01/2025 (Hình từ Internet)

    Trình tự, thủ tục nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa như sau:

    (1) Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gửi Bản kê khai diện tích đất chuyên trồng lúa đến cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường cấp tỉnh (đối với công trình có diện tích đất chuyên trồng lúa trên địa bàn 2 huyện trở lên) đề nghị xác định diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp tiền theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP.

    - Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được Bản kê khai hợp lệ, cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định Bản kê khai và ban hành văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp tiền theo mẫu tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP gửi đến cơ quan tài chính cùng cấp để xác định số tiền phải nộp.

    (2) Trong thời hạn 05 ngày, cơ quan tài chính cùng cấp căn cứ văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa của cơ quan tài nguyên và môi trường, bảng giá loại đất trồng lúa tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, xác định số tiền phải nộp theo mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP gửi cơ quan tài nguyên và môi trường và người được nhà nước giao đất, cho thuê đất.

    (3) Trong thời hạn 30 ngày, người được nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện trách nhiệm nộp tiền tại cơ quan kho bạc theo thông báo của cơ quan tài chính.

    (4) Sau 30 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo của cơ quan tài chính;

    - Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa thì phải nộp thêm tiền chậm nộp.

    - Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:

    + Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền phải nộp để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa chậm nộp;

    + Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước;

    + Người nộp tiền tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 13 Nghị định 112/2024/NĐ-CP và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.

    + Người nộp tiền phải nộp tiền chậm nộp được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng như bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.

    Đất chuyên trồng lúa là đất gì?

    Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định đất trồng lúa như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại.
    a) Đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm;

    b) Đất trồng lúa còn lại là đất trồng một vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương.

    ...

    Như vậy, đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm theo quy định như trên.

    19