Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi vi phạm hủy hoại đất tại tỉnh Lạng Sơn

Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi vi phạm hủy hoại đất tại tỉnh Lạng Sơn

Nội dung chính

    Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi vi phạm hủy hoại đất tại tỉnh Lạng Sơn

    Ngày 20/12/2024, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định 64/2024/QĐ-UBND Lạng Sơn ban hành Quy định các trường hợp không có tính khả thi và mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi vi phạm hủy hoại đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (sau đây gọi tắt là Quy định).

    Lưu ý, Quyết định 64/2024/QĐ-UBND Lạng Sơn có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

    Căn cứ theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 64/2024/QĐ-UBND Lạng Sơn quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm như sau:

    (1) Hành vi làm suy giảm chất lượng đất 

    - Hành vi làm mất hoặc giảm độ dày tầng đất đang canh tác: 

    + Buộc đối tượng vi phạm khôi phục lại độ dày tầng đất canh tác đảm bảo phù hợp với mục đích sử dụng đất ban đầu. 

    + Loại đất sử dụng để khôi phục lại tầng đất canh tác là đất cũ đã lấy đi.

    + Trường hợp đất cũ đã vận chuyển đi nơi khác sử dụng vào mục đích khác thì phải cải tạo đất đảm bảo chất lượng để đưa đất vào sử dụng như mục đích sử dụng đất ban đầu của thửa đất hoặc các thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng đất. 

    - Hành vi làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp (gồm các loại đất: trồng cây hằng năm, trồng cây lâu năm, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác) bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn cát, sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng: 

    + Buộc đối tượng vi phạm phải di chuyển các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn cát, sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác ra khỏi diện tích đất vi phạm, cải tạo lại đất để khôi phục lại mặt đất như tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. 

    - Hành vi gây bạc màu, gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp mà dẫn đến làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất đã được xác định: 

    + Buộc đối tượng vi phạm thực hiện các biện pháp (bằng công cụ, vật liệu, hình thức canh tác và các biện pháp khác) để bảo vệ, gia cố lại khu vực đất bị xói mòn, rửa trôi, cải tạo lại đất đảm bảo chất lượng để sản xuất nông nghiệp. 

    (2) Hành vi làm biến dạng địa hình 

    - Hành vi làm thay đổi độ dốc bề mặt đất, hạ thấp bề mặt đất: 

    + Buộc đối tượng vi phạm san lấp điều chỉnh lại độ dốc mặt đất như trước khi vi phạm, khôi phục lại độ cao thửa đất như trước khi vi phạm hoặc ngang bằng với thửa đất liền kề. 

    - Hành vi san lấp đất có mặt nước chuyên dùng (trừ hồ thủy lợi):

    + Buộc đối tượng vi phạm nạo vét khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi vi phạm. 

    + Hành vi san lấp nâng cao, hạ thấp bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp (gồm các loại đất: Trồng cây hằng năm, trồng cây lâu năm, lâm nghiệp, đất nông nghiệp khác), nuôi trồng thủy sản mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định (trừ trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa, cải tạo đất nỗng nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê, được công nhận quyền sử dụng đất hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận): 

    + Buộc đối tượng vi phạm san lấp khôi phục lại độ cao thửa đất như trước khi vi phạm hoặc ngang bằng với thửa đất liền kề. Loại đất sử dụng để khôi phục lại độ cao thửa đất là đất cũ đã lấy đi.

    + Trường hợp đất cũ đã vận chuyển đi nơi khác sử dụng vào mục đích khác thì sử dụng đất khác và phải cải tạo đất đảm bảo chất lượng để đưa đất vào sử dụng như mục đích sử dụng đất ban đầu của thửa đất hoặc các thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng đất. 

    + Trường hợp việc khôi phục lại độ cao thửa đất có thể gây nguy hiểm cho người, các công trình xây dựng, sạt lở, vùi lấp thửa đất xung quanh thì buộc phải thực hiện các biện pháp xây dựng các công trình bảo vệ để đưa toàn bộ diện tích đất đã bị làm biến dạng địa hình về trạng thái an toàn và phải cải tạo đất bảo đảm mục đích sử dụng đất trước khi vi phạm. 

    Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi vi phạm hủy hoại đất tại tỉnh Lạng Sơn

    Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi vi phạm hủy hoại đất tại tỉnh Lạng Sơn (Hình từ Internet)

    Hủy hoạt đất phải hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai không?

    Căn cứ theo Điều 11 Luật Đất đai 2024 quy đinh các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai bao gồm như sau:

    Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai
    1. Lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất.
    2. Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai.
    3. Vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
    4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai.
    5. Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác, không đáp ứng yêu cầu về thời hạn theo quy định của pháp luật.
    6. Không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
    7. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
    8. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
    9. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
    10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
    11. Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai.

    Như vậy, hành vi vi phạm hủy hoại đất là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai.

    Trách nhiệm của Nhà nước đối với người sử dụng đất là gì?

    Căn cứ theo Điều 15 Luật Đất đai 2024 quy định trách nhiệm của Nhà nước đối với người sử dụng đất như sau:

    (1) Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

    (2) Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

    (3) Thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật cho người có đất thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

    (4) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật cho người sử dụng đất trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, thủ tục hành chính về đất đai, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

    (5) Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.

    37