Mua bán đất bằng hợp đồng miệng có hiệu lực không? Gia đình nên làm gì nếu người khác đã làm sổ đỏ cho mảnh đất đó?

Mua bán đất bằng hợp đồng miệng có hiệu lực không? Gia đình nên làm gì nếu người khác đã làm sổ đỏ cho mảnh đất đó?

Nội dung chính

    Mua bán đất bằng hợp đồng miệng có hiệu lực không? Gia đình nên làm gì nếu người khác đã làm sổ đỏ cho mảnh đất đó?

    Cách đây hơn 10 năm ông bà nội cháu có mua một mảnh đất của anh trai bà cháu với số tiền là 800 000đ. Lúc đó 2 bên chỉ thỏa thuận bằng miệng không có văn bản gì hết. Vài năm trở lại đây đột nhiên người con trai thứ 2 của người anh trai bà cháu thường xuyên đóng tiền thuế nhà đất giùm ông bà, thấy lạ nên gia đình lên phường hỏi thì mới biết chú đó đã làm sổ đỏ của miếng đất mà ông bà cháu đang ở vì trước đó ông bà cũng chưa làm sổ đỏ. Giờ gia đình cháu có thể có khả năng đòi lại được quyền sở hữu mảnh đất đó cho ông bà cháu không?

    Nếu khi tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên mà các bên không thể giải quyết được và vụ việc được đưa tới Tòa án giải quyết, khi đó ông bà nội bạn chứng minh được là: Ông bà bạn đã thanh toán tiền, đã nhận đất để trồng cây lâu năm hoặc xây nhà kiên cố mà chính quyền không xử phạt, bên chuyển nhượng không phản đối... thì Tòa án có thể áp dụng quy định của Luật đất đai, bộ luật dân sự và hướng dẫn tại điểm 2.3 mục 2, phần II, Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (miệng) đó.

    Bạn tham khảo quy định sau đây của Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP:

    Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau này 15/10/1993

    - Điều kiện để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

    Theo qui định tại Điều 131, các điều từ Điều 705 đến Điều 707 và Điều 711 của Bộ luật Dân sự 2015, thì Toà án chỉ công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi hợp đồng đó có đầy đủ các điều kiện sau đây:

    + Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có năng lực hành vi dân sự;

    + Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn toàn tự nguyện;

    Mục đích và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không trái pháp luật, đạo đức xã hội;

    + Đất chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003;

    + Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện về nhận chuyển nhượng theo qui định của pháp luật;

    - Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

    - Xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có đầy đủ các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.3 mục 2 này.

    + Đối với hợp đồng được giao kết trước ngày 01/7/2004 vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 tiểu mục 2.3 mục 2 này (Chưa có giấy chứng nhận), nhưng đã có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, mà có phát sinh tranh chấp, nếu từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.

    + Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tại thời điểm giao kết vi phạm các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2, 3 mục 2 này (HỢP ĐỒNG VIẾT TAY, CHƯA CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN), nhưng sau đó đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 mà có phát sinh tranh chấp và từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.

    + Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2.3 mục 2 này (HỢP ĐỒNG VIẾT TAY, CHƯA CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN), nếu sau khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên cố... và bên chuyển nhượng không phản đối và cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì Toà án công nhận hợp đồng. Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ làm nhà trên một phần đất, thì Toà án công nhận phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất có nhà ở và huỷ phần hợp đồng đối với diện tích đất còn lại, buộc bên nhận chuyển nhượng giao trả phần đất đó cho bên chuyển nhượng, trừ trường hợp việc giao trả không bảo đảm mục đích sử dụng cho cả hai bên giao kết hợp đồng, đồng thời buộc các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch."

     

    1